PN - Mốc sợ nước. Mỗi lần tắm cho Mốc là “trần ai khoai củ”. Lần đầu chạm ngón chân vào nước biển, Mốc co rúm người, run bần bật. Không nản, cứ đến hè, bố mẹ lại cho Mốc ra biển. Lần sau chạm được vào nước nhiều hơn lần trước. Đến mùa hè thứ ba, Mốc đã lội được xuống biển.
PN - Ba của bạn Duyên học cùng lớp con vừa qua đời. Đã ba ngày sau buổi chiều cùng cả lớp đến nhà bạn Duyên viếng tang, con gái vẫn còn buồn. Mẹ hỏi, con chỉ đáp: “Thương bạn Duyên từ nay không còn ba bên cạnh”. Tối qua, mẹ đang ngồi ủi mớ áo quần thì con gái chạy đến, mặt buồn thiu, hỏi: “Hôm ở đám tang ba bạn Duyên, con thấy bạn ấy khóc rất nhiều, nhiều bạn con khóc theo. Nhưng con không khóc. Có phải con bị vô cảm không hả mẹ?”. Mẹ sững người trước câu hỏi quá bất ngờ của con gái.
PN - Mất mẹ từ nhỏ nên con luôn khát khao tình mẫu tử. Bố tuy rất yêu con nhưng tình cảm một người cha không thể nào thay thế và bù đắp được vòng tay của mẹ. Có lẽ hiểu điều đó nên bố tìm cho con một người mẹ kế.
PN - Đầu tắt mặt tối làm việc kiếm tiền, chăm sóc gia đình nhưng nhiều phụ nữ lại phải chịu sự thóa mạ, đày ải của chồng. Tệ hơn, những ông “chủ” ấy còn cắt cả nguồn sống tối thiểu khi “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành”, đẩy vợ vào cảnh túng thiếu, cực khổ.
PN - Tháng 5/2012, chị Lê Thị Nhanh, xã Iarve, huyện Easúp, tỉnh Đăk Lăk, lấy chồng là anh Nguyễn Văn Tú, xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Cưới xong, họ về nhà ba mẹ chị Nhanh chung sống. Mâu thuẫn bắt đầu khi chị Nhanh cấn bầu. Chị kể: “Khi tôi bụng mang dạ chửa, phải sống nương nhờ nhà ba mẹ của mình thì anh ấy lại gom góp tiền bạc, gửi về cho má anh ấy ở Kiên Giang. Tôi ngăn lại, nói để dành tiền lo sinh nở thì gây chuyện, cãi nhau”.
PNO - Trưa, trời nắng gắt, bố đi công tác, mẹ phải đến trường đón con. Trên đường về, con líu lo kể chuyện bạn bè ở lớp. Đang bực mình chuyện cơ quan, mẹ gắt: “Con có im đi để mẹ chạy xe không?”.
PNCN - Gặp gỡ tại một buổi tiệc, cả hai nhanh chóng lao vào nhau, chưa đầy một năm quen nhau là họ cưới. Cuộc tình chóng vánh ấy sau bốn năm đã vào hồi kết đầy gay cấn…
PNCN - Thế là tôi chẳng bao giờ được trở lại với giảng đường, với bè bạn nữa. Cánh cửa tương lai tưởng chừng mở toang rộng rãi, cũng đột ngột đóng sầm lại sau lưng. Tôi một mình ẵm con đứng bên con đường xa hút mắt, chẳng biết sức mình sẽ đi được tới đâu…
PNCN - Ngày nay trẻ em đang lớn lên trong một thế giới toàn cầu hóa. Nhưng làm thế nào để bạn dạy cho trẻ nắm bắt và phát triển mạnh với nhiều nền văn hóa trên thế giới?
PNCN - Thỏ (Vũ Thy Lam, SN 2005), giữ vị trí độc tôn được 5 năm thì Nhím xù (Vũ Khuê Giang, SN 2010) ra đời. Đúng với tên thường gọi, Nhím quậy hơn chị Thỏ nhiều.
PN - Kiệt thường nhõng nhẽo, ngày nào cũng vài bận nước mắt ngắn, dài. Mẹ bảo con rằng, con trai hở tý khóc là xấu lắm. Mẹ dọa nếu không sửa, mai mốt đi học thế nào cũng bị bạn gái gọi là “Kiệt mít ướt”, thiệt quê. Nghe mẹ nói, con nín khóc, cúi mặt rồi ngồi thừ ra.
PN - Giằng chén xuống bàn rồi lấy chân đẩy ra xa khiến cơm văng tung tóe, Bông khóc thét: “Con không ăn cà chua, đậu bắp, sao mẹ lấy làm chi?”. Mẹ vừa nhanh tay đưa đũa gắp mấy lát cà ra khỏi phần cơm của con, vừa luống cuống năn nỉ: “Xin lỗi con, mẹ quên, mẹ quên”. Bông đứng phắt dậy, bỏ vào phòng, chốt cửa. Mặc mẹ dọa nạt rồi dỗ dành đủ kiểu, con vẫn kiên quyết không bước ra ngoài.
PNO - Tôi là một đứa trẻ sinh ra từ những giây phút “ngoài chồng, ngoài vợ” mà người trong cuộc thường biện minh đó là tình yêu!
Mọi đứa trẻ sinh ra đều có thể trở thành thiên tài nếu chúng nhận được sự giáo dục đúng cách từ sớm.
PNO - Đã nhiều năm xa quê nhưng tôi vẫn nhớ quay quắt mùi hương dịu dàng, quyến rũ của mẹt bánh đúc bay ra từ chái bếp nhà ai, mơn man theo làn gió mát, quyện vào hương lúa, tỏa khắp các nẻo đường quê trong rộn ràng những thanh âm mùa gặt.
PN - Bạn có biết 25% các trường công thông báo rằng việc bắt nạt giữa bọn trẻ xảy ra hàng ngày? Hiện tại các trường học, cộng đồng đều lên án tình trạng này, nên bạn cũng có thể giúp con mình theo cách riêng của mình.
PN - Chị mua lại ngôi nhà sát vách nhà tôi. 55 tuổi, đứa con gái duy nhất của chị khiến cả xóm ngạc nhiên khi mới 33 tuổi đã chuẩn bị có đứa con thứ sáu. Chị nói có phần chua chát: “Vài năm nữa, cháu ngoại chị lấy chồng, chẳng mấy chốc chị được thăng chức… bà cố”.
PNO - Nhận được tin em bị bắt trong một đường dây gái gọi sinh viên ở Sài Gòn, mẹ ngã quỵ, ba choáng váng. Chị lặn lội bắt xe vào Nam để làm thủ tục bảo lãnh cho em. Nhìn em tiều tụy, xác xơ sau mấy ngày bị tạm giam, chị không thể nhận ra đứa em gái thơ ngây của mình…
Lần đầu tiên trong gia đình có tiếng khóc trẻ thơ. Đứa trẻ là món quà chung của dòng họ, thế nhưng, người lớn trong nhà muốn chiếm hữu đứa bé cho riêng họ với lý do đó là “cháu duy nhất của bà”, “con duy nhất của mẹ”. Liệu đấy có phải là suy nghĩ ích kỷ?
PNO - Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình vào được đại học, nhưng đâu phải ai thi đại học cũng đỗ? Vì vậy, chúng ta nên hiểu và thông cảm cho con nếu con không thể vào đại học như mình mong muốn.
PN - Thưởng và phạt là những hình thức dạy con phổ biến mà hầu như bậc cha mẹ nào cũng áp dụng, nhằm động viên, khuyến khích hoặc trừng phạt, ngăn chặn con làm việc gì đó. Trong các cách dạy con, nói chung là nên thưởng, nhưng thưởng như thế nào và thưởng món gì là điều cần quan tâm.
PN - Lúc còn nhỏ, mỗi lần trời đổ mưa là tôi lại nôn nao chờ được đi bắt cua. Mưa vừa ngớt hột, tôi cột vội tấm ni lông lên cổ, trùm thêm cái nón lá rồi xách thùng chạy theo ba ra đồng.
PNo - Anh em Gấu cứ tíu ta tíu tít khi phát hiện “vật thể lạ” vừa xuất hiện trong phòng ngủ nhà mình: chiếc đèn tinh dầu. Chiếc đèn be bé, mô phỏng hình dạng chiếc đèn dầu thuở xưa nhưng chạy bằng điện, bên trên có chỗ để tinh dầu, khi đèn toả sáng, nhiệt độ làm tinh dầu nóng lên, toả hương thơm khắp phòng.
PNCN - Những vấn đề ở trường học và đời sống xã hội đôi khi tạo ra áp lực mà trẻ cảm thấy không thể chống chọi được. Là cha mẹ, bạn không thể bảo vệ con trẻ khỏi căng thẳng, nhưng bạn có thể giúp trẻ phát triển theo những cách lành mạnh để đối phó với sự căng thẳng.