G7 sẽ tiếp tục có tuyên bố lên án Trung Quốc ở Biển Đông?

27/05/2016 - 14:34

PNO - "Về cơ bản, Nhật và Mỹ đang tìm cách thuyết phục các nước châu Âu bày tỏ quan ngại về các hành động của Trung Quốc"

Theo Nikkei, cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo cho thấy sự liên minh chặt chẽ giữa hai quốc gia trong bối cảnh đối mặt với các động thái gia tăng căng thẳng trên biển của Trung Quốc.

Tại cuộc họp báo chung, ông Abe khẳng định các tuyên bố về chủ quyền tại Biển Đông cần được đưa ra trên cơ sở “phù hợp luật pháp quốc tế” chứ không phải thông qua “đe dọa” hay “những thay đổi đơn phương với hiện trạng”.

Cùng đó, Tổng thống Obama nói: “Chúng tôi rất mong muốn được thấy một nghị quyết hòa bình cho những tranh chấp này. Điều ngăn cản việc có được nghị quyết đó không phải là bất cứ việc gì mà chúng tôi đang tiến hành”.

Ý ông Obama muốn phản bác lại quan điểm Bắc Kinh luôn cho rằng Mỹ không nên can thiệp vào các vấn đề Biển Đông.Tổng thống Mỹ khẳng định việc giải quyết những tranh chấp xung đột hoàn toàn nằm trong tầm tay của Trung Quốc.

G7 se tiep tuc co tuyen bo len an Trung Quoc o Bien Dong?
Ông Obama và Abe đều đang nỗ lực đưa vấn đề biển Đông mạnh mẽ vào hội nghị G7

Được biết, trước đó 1 ngày, đúng 13h50 chiều 26/5-giờ Nhật Bản, Hội nghị thưởng đỉnh G7 lần thứ 42 đã chính thức khai mạc tại Ise Shiama tỉnh Mie, Nhật Bản với sự tham gia của lãnh đạo 7 nước Nhật, Anh, Đức, Mỹ, Pháp, Ý, Canada.

Ngoài ra còn có sự tham dự của Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker.

Trong đó, với tư cách là Chủ tịch luân phiên của G7 năm nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được dự đoán sẽ đưa ra 2 đề xuất đáng chú ý nhất. Một là tuyên bố chung lên án sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông; hai là kết nạp lại Nga vào nhóm G8.

Trước đó, trong một cuộc họp của G7 tại Hiroshima, Ngoại trường của các nước này cũng đã đưa ra một tuyên bố chung, phản đối những hành động gây hấn trên Biển Đông và biển Hoa Đông của Trung Quốc.

Bởi vậy, chuyến thăm các nước chủ chốt châu Âu trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7 của Thủ tướng Shinzo Abe cũng thu hút sự quan tâm của giới quan sát khi Nhật Bản muốn đưa vấn đề tự do hàng hải và bảo vệ nguyên trạng Biển Đông vào chương trình nghị sự.

G7 se tiep tuc co tuyen bo len an Trung Quoc o Bien Dong?
Đa số các nước G7 vẫn giữu thái độ trung lập với TQ

Bốn nước G7 châu Âu vốn có thái độ trung lập trước tranh chấp ở Biển Đông, nhưng tại Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2015 ở Berlin (Đức) và Hội nghị Ngoại trưởng G7 hồi đầu tháng 4 vừa qua ở Tokyo (Nhật Bản), những vấn đề trên đã được đưa vào tuyên bố chung. Chắc chắn chủ đề này sẽ được đưa ra bàn thảo và có tuyên bố mạnh mẽ tại Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này.

Theo giới phân tích, hội nghị các nhà lãnh đạo G7 lần này nhiều khả năng sẽ ra một tuyên bố tương tự, và lời lẽ trong đó có thể sẽ khiến Trung Quốc cảm thấy bị "động chạm" rất nhiều.

"Về cơ bản, Nhật và Mỹ đang tìm cách thuyết phục các nước châu Âu bày tỏ quan ngại về các hành động của Trung Quốc", Robert Dujarric, giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á Đương đại thuộc Đại học Temple, Nhật Bản, nhận định.

"Một tuyên bố, dù chỉ là ám chỉ, cũng sẽ là chiến thắng cho Tokyo và Washington. Nó khiến Bắc Kinh nhận ra rằng ngay cả các nước từng chỉ tìm cách làm ăn kinh tế ở Trung Quốc giờ đây cũng đang lo lắng", Dujarric nói.

Theo các nguồn tin ngoại giao từ Mỹ và Trung Quốc của Nikkei, Bắc Kinh lo ngại các nhà lãnh đạo G7 sẽ bày tỏ lập trường cứng rắn về các động thái của họ ở Biển Đông trong tuyên bố chung sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh.

Vì lẽ đó, Trung Quốc đã kín đáo vận động Ý và các thành viên G7 khác có nhiều quan tâm tới các khoản đầu tư của Trung Quốc giúp họ ngăn cản việc Nhật Bản và Mỹ đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự.

G7 gửi lời cảnh báo đỏ tới Trung Quốc

Khánh Ly (Tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI