Đại náo pháp đình và “văn hóa” làm mẹ

28/12/2013 - 07:50

PNO - PN - Cảnh tượng hỗn loạn đã diễn ra khi phiên xét xử băng nhóm “chém trước, cướp sau” do bị cáo Hồ Duy Trúc (20 tuổi) cầm đầu kết thúc chiều 25/12: luật sư bị đuổi đánh; tiếng la hét cộng với hành động tụt quần, đe dọa...

edf40wrjww2tblPage:Content

Sau hai ngày xét xử, cuối cùng, cấp sơ thẩm TAND TP.HCM đi đến tuyên phạt bị cáo Hồ Duy Trúc (ảnh trên) mức án tử hình; những “đàn em” của Trúc cũng lần lượt nhận mức án thích đáng cho tội danh “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, “tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng” và “cướp tài sản”. Theo cáo trạng, để có tiền ăn nhậu, mua ma túy đá sử dụng, Trúc đã tổ chức băng nhóm do mình cầm đầu, thường xuyên tụ tập tại các nhà nghỉ, khách sạn để bàn kế hoạch “ăn hàng”. Chúng thường rảo quanh các tuyến đường, lợi dụng thời cơ, thấy ai đi xe tay ga sẽ dùng dao chém rồi cướp tài sản. Trong vòng sáu tháng tung hoành, băng của Trúc đã gây ra 17 vụ cướp, chiếm đoạt 15 xe máy cùng nhiều tài sản có giá trị, gây thương tích cho nhiều người. Sau khi chém rớt tay chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy hòng cướp xe và túi xách lúc chị điều khiển chiếc SH từ Q.2 sang Q.7, băng cướp này sa lưới.

Dai nao phap dinh va “van hoa” lam me

Dai nao phap dinh va “van hoa” lam me

Mẹ của bị cáo Trúc quỳ lạy, la khóc, phản đối bản án với con mình

Tiếng la thét, chửi bới từ thân nhân các bị cáo không dứt kể từ lúc kiểm sát viên luận tội, đề nghị khung và mức hình phạt. Đỉnh điểm của phản ứng quá khích này biểu hiện ngay sau phần tuyên án: mẹ của bị cáo Trúc tụt quần, chửi đổng: “Tao biết con tao bị tử hình thì tao chuẩn bị dao giết con Thúy (người bị hại - PV) tại tòa”; và đổ lỗi: “Ai kêu đeo hột xoàn, đi xe tay ga chi cho nó chém. Nó đâu có giết người, đâu có ai chết mà xử tử, một bản án vô nhân đạo”. Ngay cả luật sư bào chữa cho Trúc cũng bị đuổi đánh bởi theo họ là “bào chữa không ra hồn”…

Khi phiên xử khép lại, câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn: thái độ, hành động náo loạn chốn pháp đình của thân nhân bị cáo - người phụ nữ trông khắc khổ nhưng gương mặt và ánh mắt trông dữ dằn - mẹ Trúc, nói lên điều gì? Tại sao người mẹ ấy, cho đến phút chót vẫn bao che tội lỗi của con mình? Phải chăng bà là biểu hiện về sự mù quáng của tình thương người mẹ?

Dai nao phap dinh va “van hoa” lam me

Dai nao phap dinh va “van hoa” lam me

Suy cho cùng, tất cả những phản ứng quá khích, mất hết lý trí của bà, là biểu hiện của tình mẹ: giành giật lẽ công bằng cho con. Khổ thay, cái đang được bà giành giật kia chính là thứ “công lý” tùy tiện với những phép tắc, quan niệm riêng không phù hợp pháp luật và đạo đức xã hội. Khi con cái đã trở thành những đối tượng bất hảo, ngông nghênh coi trời bằng vung, bà vẫn không phân định được đúng - sai; từ đó có phản ứng tiêu cực, bất chấp, coi thường.

Ai cũng thương con, nhưng, để có được sự trưởng thành, đứa trẻ cần nhiều hơn một sự bảo bọc. Tội ác không tự nhiên mà có, nó phải trải qua quá trình được “nuôi dưỡng”, bằng sự thờ ơ hoặc dung túng của gia đình, để từ những mầm mống là những lỗi lầm, trở thành tội ác.

MINH TRÂM - TUYẾT DÂN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI