Chỉ vì 1 câu nói vui của mẹ chồng mà con dâu không cho bà đụng vào cháu nội

01/07/2017 - 13:30

PNO - Khi con gái được 7 tháng, vì công việc chị đành phải trở về nhà chồng ở để đi làm. Nhưng những câu nói chê bai sinh con gái của mẹ chồng vẫn chưa thôi ám ảnh chị.

Chị Nguyễn Hoài Anh, 27 tuổi (Hà Nội) về làm dâu nhà chồng được 7 tháng thì có bầu con gái đầu lòng. Mẹ chồng chị Hoài Anh thường bảo: “Đẻ con gái phải đầu tư nhiều, làm tốn tiền tốn của”, “Con gái là con người ta”, “Con gái sinh ra, bố mẹ chỉ tổ thiệt thòi”…

Chi vi 1 cau noi vui cua me chong ma con dau khong cho ba dung vao chau noi

Ban đêm hễ nghe tiếng con khóc, o oe là tôi chỉ muốn đập phá, vớ được cái gì trong tay là xé, là đập, gào thét. Ảnh minh họa.

 

Những câu nói này, mẹ chồng chỉ nói lúc trêu đùa vui vẻ. Bà cũng không có ý phân biệt trai – gái dữ dội như lời bà đang nói. Vậy mà không hiểu sao, chị Hoài Anh cứ bị ức chế với điều đó và nhớ mãi những câu nói của mẹ chồng. Dù rằng ở nhà chồng, chị được bố mẹ chồng chiều chuộng. Chồng chị cũng cực kỳ yêu thương vợ.

Sinh con xong, ở bệnh viện về nhà được 3 ngày, chị Hoài Anh đòi về nhà mẹ đẻ dù mẹ chị đã mất. Về nhà ngoại, đồng nghĩa với việc sinh con xong, chị phải tự mình làm tất cả. Thế nhưng vì quá ghét mẹ chồng, không muốn nhìn thấy bóng dáng của mẹ chồng, không muốn cho bà có cơ hội được đụng vào cháu nên chị chấp nhận hết.

“Về nhà ngoại, tôi tự làm tất cả mọi chuyện. Tôi tắm cho con, nấu nước cho con, dỗ con. Hàng ngày tôi nhờ chồng đi chợ và chỉ đạo anh nấu nướng. Tôi không muốn làm phiền mẹ chồng bất cứ cái gì”, chị Hoài Anh kể lại những ngày tháng khổ sở, vất vả sau khi sinh.

Chi vi 1 cau noi vui cua me chong ma con dau khong cho ba dung vao chau noi

Nhờ uống thuốc đều đặn và được chồng thông cảm, động viên, dần dần những triệu chứng khó chịu, căm thù với mẹ chồng cũng đã giảm bớt. Ảnh minh họa.

 

Bố mẹ chồng chị Hoài Anh phải sang nhà ông bà ngoại thăm cháu nội và thăm các con. Dù 1 tuần ông bà mới sang 1 lần nhưng chị vẫn ghét cay ghét đắng khi nghe thấy tiếng của mẹ chồng hỏi thăm con cháu. Chị kiếm mọi cớ để không cho bà được bế cháu hay động vào cháu.

“Cứ nghe thấy tiếng mẹ chồng sang chơi là tôi ghét cay ghét đắng. Thậm chí có lúc chồng đi làm, tôi còn đóng cửa phòng, cửa ngõ suốt để khi ông bà sang còn nghĩ tôi mang bé đi chơi hàng xóm đâu đó không có ở nhà”, người phụ nữ này khổ sở kể.

Khi con gái được 7 tháng, vì tiện cho công việc mà chị Hoài Anh đành phải trở về nhà chồng ở để đi làm. Nhưng những câu nói chê bai sinh con gái của mẹ chồng vẫn chưa thôi ám ảnh chị.

Chị Hoài Anh kể tiếp: “Hằng ngày tôi đi làm, ông bà ở nhà trông cháu. Nhưng bà cứ hỏi gì là tôi quát, động vào con là tôi thấy khó chịu. Tôi cứ có ý nghĩ, bà không thích cháu nội là con gái nên không cho động vào. Tôi còn sợ bà ăn bẩn ở bẩn. Vì thế cái gì tôi cũng lau bằng thuốc sát trùng. Vì biểu hiện không bình thường của tôi như vậy nên chồng tôi dần dần nhận ra. Anh hỏi han và tôi chia sẻ. Anh rất lo cho tình trạng của tôi và đưa tôi đi khám. Lúc này bác sĩ mới bảo tôi là bị trầm cảm sau sinh”.

Nhờ uống thuốc đều đặn và được chồng thông cảm, động viên, dần dần những triệu chứng khó chịu, căm thù với mẹ chồng cũng đã giảm bớt với chị Hoài Anh. Từ đó, chị bắt đầu dễ dàng hơn với mẹ chồng và cho mẹ chồng chơi với cháu, trông cháu cùng bố chồng.

Mẹ chồng chị Hoài Anh vì biết chị bị trầm cảm sau sinh nên càng yêu quý và thương con dâu hơn. Bà cũng ngầm giúp con dâu vượt qua triệu chứng kinh hoàng và thời gian đáng sợ này.

“Khi đã bớt ghét mẹ chồng, tôi còn nảy sinh cảm giác cực đáng sợ khác. Đó là sau khi đi làm trở lại, công việc nhiều áp lực, về nhà nhìn thấy con mà chẳng hiểu sao tôi không muốn bế, chỉ muốn quẳng con cho người khác.

Chi vi 1 cau noi vui cua me chong ma con dau khong cho ba dung vao chau noi

Nhiều khi nhớ lại quãng thời gian bị trầm cảm sau sinh, chị Hoài Anh vẫn thấy đó là quãng thời gian kinh khủng nhất.  Ảnh minh họa.

 

Ban đêm hễ nghe tiếng con khóc, o oe là tôi chỉ muốn đập phá, vớ được cái gì trong tay là xé, là đập, gào thét. Nhìn thấy con là ghét, là muốn đánh, muốn mắng mặc dù biết rất rõ đó là con mình. Những lúc ấy, tôi đều có chồng, mẹ chồng ở bên giúp đỡ, chia sẻ. Vì thế, hiện tượng này sau 2 tháng cũng hết”.

Nhiều khi nhớ lại khó khăn sau sinh, chị Hoài Anh vẫn thấy đó là quãng thời gian kinh khủng nhất. Cũng may chị được chồng đưa đi khám, được cả nhà chồng san sẻ. Nếu không, chắc chị luôn dằn vặt, không rõ tại sao chị lại ghét mẹ chồng và ghét con mình như thế.  

Minh Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI