Ba mẹ ơi, ngừng cãi vã!

11/04/2016 - 20:00

PNO - Trẻ lớn lên trong sự nuôi dưỡng, chở che của cha mẹ và cha mẹ cũng chính là người cho bé cảm giác an toàn nhất.

Khi thấy cha mẹ to tiếng với nhau, cảm giác an toàn của bé bị lung lay, bé thường sợ hãi mà khóc òa lên. Các bậc phụ huynh hãy vì con trẻ mà khéo léo giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình, đừng để bé yêu bị tổn thương vì những điều không đáng có. Đó là lúc tâm lý bé bị tổn thương cực độ.

Nhà nghiên cứu giáo dục sớm Ibuka Masaru (Nhật Bản) cho rằng: Khi ngắm nhìn gương mặt một đứa trẻ lớn lên từ một gia đình mà bố mẹ không mấy hạnh phúc, ta dễ dàng nhận thấy thần sắc gương mặt trẻ có nét gì đó buồn bã và không tươi tắn như những đứa trẻ khác.

Ba me oi, ngung cai va!

Trẻ sơ sinh có bộ não rất nhạy bén, có thể cảm nhận những kích thích mẫn cảm từ môi trường xung quanh. Nếu trẻ sống trong môi trường mà hằng ngày chứng kiến cha mẹ cãi vã thì sẽ trưởng thành như thế nào?

Trẻ nhỏ chưa thể hiểu được từng lời nói, nhưng trẻ hoàn toàn có thể hiểu được thái độ, cũng như cảm xúc tức giận, ghét bỏ của người lớn. Và những cảm xúc ấy dần dần hình thành trong não của trẻ, khiến trẻ trở nên buồn và thiếu vui tươi. Biểu hiện tâm trạng trên gương mặt của trẻ chính là tấm gương chân thực nhất phản ánh cuộc sống của vợ chồng.

Ba me oi, ngung cai va!

Khi điều tra về những tội phạm vị thành niên, chúng ta thấy rằng, đa phần các em phạm tội đều có một tuổi thơ không đẹp, hầu hết lớn lên trong một gia đình bất hạnh. Mỗi hành động hay ứng xử của chúng ta đều dựa trên sự thấu hiểu những quy chuẩn đạo đức, lối sống, vốn hiểu biết trong cuộc sống này. Những điều này lại được hình thành thông qua những trải nghiệm gần như là vô thức mà chúng ta nhận được ở thời ấu thơ.

Môi trường để nuôi dạy trẻ không cần thiết phải là môi trường đặc biệt. Một gia đình đầm ấm hạnh phúc, cha mẹ yêu thương, quan tâm đến nhau sẽ là môi trường giáo dục trẻ từ tuổi ấu thơ tuyệt vời hơn bao giờ hết.

Diệu Dung

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI