Bà mẹ bỉm sữa bật mí cách hạ sốt cho con bằng sài đất

30/10/2017 - 15:59

PNO - Sau lần đó, mỗi lúc con bị sốt do viêm họng hay mọc răng, chị Dung đều áp dụng biện pháp trị sốt này. Và lần nào con cũng dứt sốt dứt điểm, không tái lại nhiều lần.

Nhà có con nhỏ nên chị Trịnh Dung thường khổ sở khi con hay bị sốt. Nhiều thời điểm, dù mẹ đã rất giữ gìn cho con nhưng bé vẫn sốt cao tới 39 độ.

Vì con còn non nớt nên Dung không muốn cho con kết thân với thuốc hạ sốt cũng như thuốc kháng sinh quá nhiều. Do đó, nhiều lần con bị sốt, Dung đã làm đủ mọi cách không đỡ mới cho con uống kháng sinh. 

Nhiều lúc, Dung còn bóc vỏ 2 - 3 củ hành tím, giã nhỏ sau đó cho ít dầu ăn vào rồi thoa lên người bé, đặc biệt 2 nách và 2 bẹn. Tuy nhiên, biện pháp chữa sốt này cũng chưa thành công nhiều. 

Ba me bim sua bat mi cach ha sot cho con bang sai dat

Lá sài đất hoa vàng

 

Cách đây 2 tháng, con của Dung bị sốt đi sốt lại sốt không dứt. Đúng thời điểm, nhà nhà bị sốt xuất huyết nên ban đầu Dung cũng lo lắng. Chị vội vàng mang đi khám bác sĩ và thử máu. Tuy nhiên, qua các xét nghiệm, các bác sĩ khẳng định con không bị sốt xuất huyết.  Bác sĩ cho bé thuốc hạ sốt về uống và bảo chị theo dõi thêm.

Về nhà, chị Dung cho con uống thuốc hạ sốt thì con có giảm khoảng 1-2 tiếng. Nhưng sau đó, cứ cách khoảng 3-4h sau khi uống thuốc, con lại có dấu hiệu sốt lại. Tuy nhiên, con vẫn chơi bình thường. Lúc sốt con mới mệt và quấy khóc.

Vì quá lo lắng cho con khi uống thuốc hạ sốt hoài không đỡ, chị Dung gọi điện về quê than thở với bà ngoại. Bà ngoại mách bài thuốc hạ sốt bằng lá sài đất. Bà ngoại bảo, trước đây chị em Dung còn bé, bà thường áp dụng bài thuốc này mỗi khi chị em Dung bị sốt.

Ba me bim sua bat mi cach ha sot cho con bang sai dat

Chị Dung thường dùng lá sài đất trị sốt cho con.

 

Bà ngoại cũng nhờ người gửi một túi lá sài đất lên ngay hôm đó cho cháu. Nghe lời bà ngoại, Dung áp dụng bài thuốc đơn giản này cho con. Bởi bà ngoại bảo, dù không khỏi sốt thì cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé vì đây là cây thuốc dân gian.

Theo đó, chị Dung lấy lá sài đất giã nát. Trong quá trình giã, chị cho thêm vài hạt muối trắng. Sau khi giã xong, chị lọc bã riêng, nước riêng. Với nước lá sài đất, chị cho bé uống. Còn bã của lá sài đất đã giã, chị đắp lên trán bé. 

Ngoài ra, chị Dung còn kết hợp buộc bã lá sài đất và 2 lát chanh tươi đã giã nát vào 2 lòng bàn chân bé của bé. 

Ba me bim sua bat mi cach ha sot cho con bang sai dat

Với nước lá sài đất, chị cho bé uống. Còn bã của lá sài đất đã giã, chị đắp lên trán bé. 

 

Chính bản thân chị cũng không ngờ, áp dụng cách cho con uống và đắp lá sài đất đã khiến con hạ sốt ngay từ lần đầu tiên áp dụng. Con chị cũng tuyệt đối không bị sốt lại không dứt như các lần trước.

Thấy bài thuốc hiệu quả, sau lần đó, mỗi lúc con bị sốt do viêm họng hay mọc răng, chị Dung đều áp dụng biện pháp trị sốt này. Và lần nào con cũng dứt sốt dứt điểm, không tái lại nhiều lần. 

Bà mẹ này còn cho biết, chị đã mách nước biện pháp chữa sốt này cho rất nhiều các bà mẹ có con nhỏ ở gần nhà chị. Hầu như khi ai áp dụng cũng phản hồi có hiệu quả rất tốt. 

Chị Dung khẳng định: “Lần hạ sốt lâu nhất của con là chỉ 2 ngày áp dụng con sẽ dứt sốt hoàn toàn. Con giờ bị sốt vì nguyên nhân gì mình cũng hạ sốt cho con theo cách này và lần nào cũng thành công. Bài thuốc này rất rẻ, lại an toàn cho con.

Ba me bim sua bat mi cach ha sot cho con bang sai dat

Ngoài ra, chị Dung còn kết hợp buộc bã lá sài đất và 2 lát chanh tươi đã giã nát vào 2 lòng bàn chân bé của bé. 

 

Cây sài đất lại mọc ở quê rất phổ biến. Chúng còn có tên gọi khác như húng trám, ngổ núi, cúc nháp, cúc giáp, hoa múc có hoa màu vàng. Ngoài kết hợp cho con uống nước lá sài đất trên, các mẹ chú ý lau người qua cho con bằng nước chanh ấm nhé. Con cũng sẽ mát hẳn và hạ sốt nhanh hơn đấy”.

Chia sẻ về tác dụng không ngờ của cây sài đất, bác sĩ Hoàng Xuân Đại ( Hội Đông Y Việt Nam) khẳng định, loại cây mọc hoang ở nhiều nơi này có tên khoa học Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., Họ Cúc – Asteraceae. Đây là loại cỏ sống dai, mọc lan bò, thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đấy. Thân màu xanh, nhỏ. Lá gần như không cuống, hoa màu vàng tươi. 

Sài đất được dùng toàn cây tươi hoặc khô (bỏ rễ) để chế biến thuốc vì sài đất vị ngọt, hơi chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, bắp chuối, sưng vú, rôm sảy, chốc đầu, đau mắt, giải độc, cầm ho, mát máu; thường được dùng chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm phế quản phổi, ho gà, tăng huyết áp, trĩ rò, phòng sởi, mụn nhọt. 

Ba me bim sua bat mi cach ha sot cho con bang sai dat

Sài đất được dùng toàn cây tươi hoặc khô (bỏ rễ) để trị mụn, hạ sốt cực hiệu quả cho bé.

 

Ngoài ra, sài đất có tác dụng chữa mụn nhọt, chốc, lở ngứa, đau mắt, viêm bàng quang, hạ sốt, giảm đau, uống phòng sởi biến chứng... 

Theo đó, các bà mẹ có thể dùng 50g sài đất khô sắc với 500ml nước, lấy 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Nếu dùng sài đất tươi có thể dùng 100g với 500ml nước, lấy 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

“Riêng để chữa sốt cao, hạ sốt cho bé, các bà mẹ trẻ có thể dùng 20 - 50g sài đất, giã nát, pha với nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân.

Bên cạnh đó, sài đất còn có công dụng chữa rôm sảy cho bé bằng cách vò nát sài đất, pha nước tắm cho trẻ”, bác sĩ Hoàng Xuân Đại khuyến cáo.

Vân Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI