WHO: Thế giới phải chuẩn bị tốt hơn cho đại dịch tiếp theo

08/09/2020 - 07:12

PNO - WHO công bố đồ họa mới về tình trạng đại dịch COVID-19 thảm khốc ở châu Mỹ so với phần còn lại của thế giới.

WHO: COVID-19 không phải là đại dịch cuối cùng

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết thế giới phải chuẩn bị tốt hơn cho đại dịch tiếp theo, khi kêu gọi các nước đầu tư vào sức khỏe cộng đồng.

Hơn 27,19 triệu người đã nhiễm SARS-CoV-2 cùng 888.326 ca tử vong trên toàn cầu, kể từ khi các trường hợp đầu tiên được xác nhận ở Trung Quốc vào tháng 12/2019.

"Đây sẽ không phải là đại dịch cuối cùng. Lịch sử đã dạy chúng ta rằng bùng phát và đại dịch là một thực tế của cuộc sống. Nhưng khi đại dịch tiếp theo xảy đến, thế giới phải sẵn sàng - sẵn sàng hơn so với lần này” - Tedros nói trong một cuộc họp báo tại Geneva. 

Covid-19 trường hợp trên 1 triệu dân số được báo cáo trong bảy ngày qua theo các quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực, từ ngày 3 tháng 8 đến ngày 6 tháng 9 năm 2020 Tổ chức Y tế Thế giới
Các trường hợp mắc mới COVID-19 được báo cáo theo các quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực, từ ngày 3/8 đến 6/9

Cùng với đó, WHO cũng công bố đồ họa về tình trạng đại dịch thảm khốc ở châu Mỹ so với phần còn lại của thế giới. Mỹ đứng đầu toàn cầu về số trường hợp mắc và tử vong vì COVID-19, trong khi Brazil đứng ở vị trí thứ hai.

“Hoa Kỳ và Brazil chiếm gần ba phần tư tổng số ca nhiễm COVID-19 ở châu Mỹ” - WHO cho biết.

Thống kê của WHO cho thấy châu Mỹ chiếm 46% tổng số ca nhiễm virus và 59% trường hợp tử vong toàn cầu được báo cáo trong 7 ngày qua. Còn châu Âu chỉ chiếm 13% tổng số ca mắc mới và 8% số người chết trong khoảng thời gian tương tự.

Vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc phản ứng yếu hơn ở người trẻ tuổi

Sinovac Biotech cho biết vắc-xin của họ dường như an toàn cho người lớn tuổi, trong khi các phản ứng miễn dịch hơi yếu hơn ở nhóm người trẻ tuổi, theo kết quả sơ bộ từ thử nghiệm trong 2 giai đoạn đầu.

Các quan chức y tế đang lo ngại liệu vắc-xin này có thể bảo vệ an toàn cho người cao tuổi, những người mà hệ thống miễn dịch của họ thường phản ứng kém hơn với vắc-xin, khi mà đại dịch đã cướp đi gần 890.000 người chết trên thế giới.

Liu Peicheng, đại diện truyền thông của Sinovac, nói với Reuters vắc-xin COVID-19 của công ty không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng trong một thử nghiệm kết hợp giai đoạn 1 và giai đoạn 2, được triển khai vào tháng 5/2020, với 421 người tham gia có độ tuổi trên 60.

Đối với ba nhóm người tình nguyện lần lượt tiêm 2 liều vắc-xin: liều thấp, trung bình và cao, hơn 90% trong số họ có mức độ kháng thể tăng đáng kể. Trong khi mức độ này thấp hơn một chút ở những đối tượng trẻ tuổi nhưng vẫn phù hợp với kỳ vọng.

Hiện, vắc-xin COVID-19 của Sinovac đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn cuối ở Brazil và Indonesia với quy mô hàng chục nghìn người, để đánh giá xem liệu nó có đủ hiệu quả và an toàn đạt được sự chấp thuận của cơ quan quản lý y tế, cho phép đưa vào sử dụng hàng loạt hay không.

Ngoài Sinovac, Trung Quốc còn 3 loại vắc-xin COVID-19 khác đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối.

Tây Ban Nha vượt quá 500.000 ca nhiễm

Tây Ban Nha trở thành quốc gia đầu tiên ở Tây Âu ghi nhận 500.000 ca nhiễm SARS-CoV-2, sau khi dịch bệnh tái bùng phát mạnh khi nước này bắt đầu mở cửa trở lại. Trong 24 giờ qua, Bộ Y tế công bố thêm 2.440 trường hợp mắc mới COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân tại đây lên hơn 525.000 người.

Chấu Âu tái bùng phát dịch COVID-19.
Châu Âu tái bùng phát dịch COVID-19

Hầu hết những ca nhiễm mới xác nhận gần đây phổ biến ở nhóm người trẻ tuổi, đối tượng ít phát triển các biến chứng nhờ hệ thống miễn dịch mạnh. Tỷ lệ tử vong vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao nhất trong tháng 3 và tháng 4, với hơn 800 người chết mỗi ngày.

Sau đợt dịch COVID-19 đầu tiên diễn ra vào mùa xuân đã tàn phá dân số cao tuổi của Tây Ban Nha, gây nên tình trạng quá tải cho hệ thống bệnh viện, buộc các nhà chức trách phải áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt, bao gồm phong tỏa toàn quốc mới kiểm soát được cuộc khủng hoảng sức khỏe. Nhưng khi các hạn chế được dỡ bỏ và bắt đầu thử nghiệm hàng loạt vào cuối tháng 6, số ca nhiễm virus đã tăng từ vài trăm ca mỗi ngày lên mức cao nhất là hơn 10.000 ca vào khoảng 10 ngày trước, vượt xa các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề khác ở châu Âu như Pháp, Anh và Ý.

Chung Thu Hương (theo Reuters và CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI