Uganda: Nơi lạm dụng tình dục được bình thường hóa?

14/07/2022 - 16:49

PNO - Ở Uganda, 1/5 phụ nữ từ 15-49 tuổi đã từng bị bạo lực tình dục. Sợ bị quấy rối và lạm dụng là một phần trong thực tế hàng ngày của nhiều phụ nữ ở nước này, nhưng thường họ không dám nói ra vì bị xem thường.

Vào tháng 9/2018, Samantha Mwesigye - một luật sư người Uganda -  đã đệ đơn tố cáo chống lại ông chủ của mình tại Bộ Tư pháp vì tội quấy rối tình dụcMwesigye nói rằng cô hy vọng nó sẽ chấm dứt tình trạng này bằng những tiến bộ của phụ nữ, đó là có quyền từ chối tình dục không mong muốn và sự trả đũa tại nơi làm việc.

Một năm sau khi phong trào #MeToo bùng nổ, với việc phụ nữ trên khắp thế giới ngày càng sẵn sàng buộc những người đàn ông quyền lực phải chịu trách nhiệm về hành vi quấy rối và lạm dụng tình dục thì các nhóm phụ nữ ở Uganda cũng đã đứng lên sau Mwesigye. Họ coi cô như một trường hợp tiên phong và lần lượt chia sẻ những câu chuyện đau khổ mình.

Nhưng điều xảy ra tiếp theo còn tồi tệ hơn nhiều thập kỷ bị quấy rối mà những người phụ nữ này đã phải chịu đựng. Mwesigye bị sa thải trong khi sếp của cô, Christopher Gashirabake, đã được "tẩy trắng" bởi một cuộc đánh giá nội bộ tại Bộ và được thăng chức 2 lần, trở thành thẩm phán.

 Samantha Mwesigye giữa và những phụ nữ ủng hộ mình
Những người phụ nữ ủng hộ Samantha Mwesigye

Gashirabake tất nhiên chối bỏ mọi cáo buộc. Năm 2019, ông ta đã đưa ra hàng loạt tuyên bố nhằm phủ nhận cáo buộc của Mwesigye. Thậm chí, ông ta tố cáo ngược cô bằng một chiến dịch bôi nhọ. Ông cho biết trước đây đã nói chuyện với Mwesigye về việc cô ăn mặc không phù hợp và nhuộm tóc màu đỏ, đồng thời rút cô khỏi một số dự án vì khách hàng thấy cô thô lỗ.

"Một lần tôi đối mặt với hành vi quấy rối tình dục của anh ta và anh ta lại chế nhạo tôi", Mwesigye nói.

Vào năm 2019, Mwesigye đã đệ đơn kiện Gashirabake và tổng chưởng lý về tội quấy rối tình dục nhưng vụ án đã bị hoãn nhiều lần. “Đây là điều mà tôi tiên liệu. Tôi đã dự đoán rằng, từ đầu đến cuối, điều này có thể mất ít nhất 10 năm, nhưng thật đáng buồn khi tôi đã trải qua 4 lần lên tiếng mà không được lắng nghe”, cô nói.

Mwesigye cũng biết rằng nếu cô kháng cáo quyết liệt đối với trường hợp của mình, thì người bị cáo buộc chính là cô.

Ở Uganda, 1/5 phụ nữ từ 15-49 tuổi từng bị quấy rối tính dục. Lo sợ bị quấy rối và lạm dụng là một phần trong thực tế hàng ngày của nhiều phụ nữ, nhưng họ không dám tố cáo và thường bị coi thường.

“Không ai coi quấy rối tình dục một việc cần xử lý nghiêm túc ở đây. Thật khó để nói rằng bạn đã bị quấy rối tình dục", Namujuzi Flavia - 30 tuổi, chủ cửa hàng ở Kabaganda, ngoại ô Kampala -  nói.

“Một người sẽ đi đâu tố cáo? Báo cho cảnh sát ư? ”, cô nói thêm và lắc đầu cười bất lực.

Các nạn nhân kể lại trải nghiệm của họ khi đi tố cáo là thường bị nhà chức trách tỏ ra hoài nghi và không tin tưởng. Nhiều trường hợp không được báo cáo, vì những người lên tiếng thường bị đổ lỗi ngược lại cho việc lạm dụng.

Nhiều phụ nữ Uganda không dám đứng ra tố cáo kẻ lạm dụng hoặc quấy rối tình dục bởi kế cuộc họ thường bị đổ lỗi ngược lại là nguyên nhân
Nhiều phụ nữ Uganda không dám đứng ra tố cáo kẻ lạm dụng hoặc quấy rối tình dục bởi kết cuộc là họ thường bị đổ lỗi ngược lại 

Eunice Musiime - Giám đốc điều hành của Akina Mama wa Afrika, một tổ chức phụ nữ toàn châu Phi - cho biết: “Nhiều phụ nữ không muốn trình báo các trường hợp bạo lực tình dục vì họ biết rằng nó sẽ không có lợi cho họ. Thực tế có rất ít trường hợp những người tố cáo thành công".

Vào năm 2018, 1 nữ sinh viên đã tố cáo giảng viên của mình âm mưu hãm hiếp đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội tại 1 trường đại học danh tiếng. Thay vì được điều tra, khiếu nại của cô đã bị bác bỏ bởi hiệu trưởng, người sau đó còn hăm dọa rằng cô sẽ phải đối mặt với hậu quả.

Nữ sinh viên này bị tẩy chay và xấu hổ bởi các quan chức trường đại học và bạn bè sau khi tin tức bị rò rỉ. "Những lời tố cáo lạm dụng tình dục nhanh chóng bị biến thành câu chuyện về những cuộc tình trở nên tồi tệ, mà trong đó phụ nữ bị buộc tội dụ dỗ kẻ tấn công họ", một nữ luật sư cho biết.

"Mặc dù phong trào #MeToo như một cánh cửa mở ra đầy hứa hẹn đối với phụ nữ Uganda, nhưng không thành công. Chúng tôi đã đi theo làn sóng #MeToo, nhưng phong trào này phụ thuộc vào một xã hội có lương tâm. Tôi nghĩ ở đất nước của chúng tôi #MeToo không hề có vì lạm dụng tình dục đã quá bình thường”, Patience Akumu - nhà nữ quyền người Uganda nói.

Akumu cho biết: "Những ý tưởng về sự thống trị của nam giới và nam tính độc hại đã ăn sâu và khó có thể rũ bỏ, ngay cả trong hệ thống tư pháp".

Thảo Nguyễn (theo Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI