Trái tim của ngôi nhà

01/01/2016 - 10:01

PNO - Một gian phòng có nồi niêu, xoong chảo, chén bát để nấu nướng, chùi rửa hàng ngày không phải là nơi cho các bà vợ say mê "sáng tạo".

Không ít cô gái khi nghĩ đến chuyện lập gia đình, một trong những điều e ngại là phải vào bếp. Một gian phòng có nồi niêu, xoong chảo, chén bát để nấu nướng, chùi rửa hàng ngày không phải là nơi cho các bà vợ say mê "sáng tạo". Tình yêu của các bà vợ đối với cái bếp đôi khi gặp nhiểu thử thách.

Một số bà vợ có điều kiện kinh tế, giao cái bếp cho người giúp việc, cũng là giao việc chăm sóc sức khỏe gia đình cho người ngoài, còn mình “đi cày” để kiếm tiền chi trả. Số khác vào bếp một cách nhanh chóng bằng cách mua thức ăn nhanh, thức ăn đã chế biến… Một số vào bếp với tâm trạng thôi đành ráng chịu!

Trai tim cua ngoi nha
Ảnh minh họa - Shutterstock

Chìa khóa mở cửa thiên đường

Bà Lê Minh Diệu, huấn luyện viên thể dục nhịp điệu, luôn bực bội ông chồng “hay chê đồ vợ nấu”. Bù lại cho khoản nấu ăn dưới trung bình, bà luôn giữ mình xinh xắn, vóc dáng khỏe khoắn, trẻ trung. Thế nhưng, ông chồng ăn ở đâu cũng khen nức nở, trừ ở nhà. Ông còn “tố cáo” vợ: cái gì cũng chiên từ cá, trứng, thịt… đến rau, củ, quả…

Ông ngán đến tận cổ. Bà vợ đỏng đảnh bảo: “Anh không ăn được, ra quán, ra nhà hàng”. Không phải bà quá bận rộn, mà bà chẳng đam mê thích thú gì để học mấy món thịt kho tàu, cá kho tộ… như ông chồng gợi ý.

Bà lớn lên bên cạnh người mẹ nấu ăn rất ngon. Nhưng hình ảnh người phụ nữ trong bếp không làm bà ngưỡng mộ. Khi lấy chồng, bà cũng không hề giấu chồng quan điểm của mình. Ông chồng đồng tình ủng hộ, vậy mà giờ ông lại “dở chứng” coi trọng miếng ăn, khiến tình cảm vợ chồng bớt mặn mà.

Ông Nguyễn Đức Thành, kế toán một công ty vận tải, luôn vui mừng khi mẹ ông hay mẹ vợ đến nhà thăm con cháu. Bởi đó là lúc “nhà ấm lên từ cái bếp đỏ lửa”. Vợ ông là một chuyên viên tiếp thị rất giỏi nghề, nhiều nơi mời làm việc và giảng dạy. Bà mua thức ăn chất đầy tủ lạnh, ông chồng và các con muốn ăn gì chỉ cần mở gói hay mở hộp cho vào lò viba. Những bữa cơm gia đình hiếm hoi dần. Nhưng có lúc đủ các thành viên, mỗi người lại thích ăn mỗi món, mỗi giờ khác nhau. Có khi, bà ăn một mình vì ông chồng đang xem bóng đá, đứa con đang chat với bạn bè…

Người phụ nữ khi lập gia đình, đượ c trao cho chiếc chìa khóa mở cửa thiên đường, mang hình dạng cái bếp, nơi họ thể hiện tình yêu thương, và rất nhiều phẩm chất khác. Vị trí của người phụ nữ trong bếp không hề “tầm thường” như suy nghĩ đã thành định kiến của chính họ và của nhiều người. Gia đình không thể tồn tại bền vững nếu không có cái bếp, và người trong bếp.

Chúng ta biết thức ăn hết sức quan trọng. Dẫu rằng ăn để sống, nhưng rất nhiều người yêu thức ăn đến nỗi họ phải sống để ăn.

Thức ăn làm thỏa mãn vị giác, khứu giác… nên đôi khi chúng ta quên mất mục tiêu của việc ăn là nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu cơ thể đượ c nuôi dưỡng đúng và đủ chất dinh dưỡng, sẽ duy trì được sức khỏe và năng lượng, là những yếu tố quan trọng để có thể sống hạnh phúc.

Ai là người chịu nhận trọng trách này nếu không phải là bà mẹ, bà vợ? Một khi, bà ấy vào bếp, cũng có nghĩa là một bà hoàng đang làm việc trong cung điện để biến hóa các loại thức ăn nuôi dưỡng các “thần dân” của bà, là các con và ông chồng.

Chúng ta ham muốn ăn ngon nhưng khẩu vị không nói cho chúng ta biết chính xác, cơ thể cần những loại thức ăn nào. Đôi khi, chúng ta còn bị chúng lừa. Chẳng hạn, những người bị huyết áp cao vẫn thích ăn nhiều đạm, bị tiểu đường vẫn thích chất ngọt, béo.

Vì thế, muốn khỏe mạnh, cần phải học nên ăn và không ăn cái gì, để khỏi bị giác quan lợi dụng. Gọi bà nội trợ là những bà hoàng trong bếp bởi họ là người thông minh, tự trang bị kiến thức dinh dưỡng, để bảo quản và duy trì sự sống trên trái đất.

Thời bây giờ, người ta rất quan tâm đến ẩm thực, các bà nội trợ đâu chỉ biết nấu ngon, mà cò n phải biết nấu món gì. Nguồn thực phẩm từ động vật, không còn an toàn là một thách thức đối với các bà nội trợ. Các loại dịch bệnh khiến các bà mẹ hoang mang.

Vì thế, hiện nay, nhiề u người ăn chay, ăn kiêng không còn vì tôn giáo, mà số đông là vì lý do sức khỏe. Việc tạo ra sự phong phú trong mâm cơm gia đình từ thực vật tự nhiên không có hóa chất như rau củ, trái cây… quả là cần bàn tay của một bà hoàng đầy quyền năng đối với nguồn thực phẩm thực vật.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI