Là một phần ký ức trong xanh, bình yên của làng quê một thuở, những hàng rào râm bụt trổ bông đỏ thắm nay chỉ còn trong hoài niệm.
Mùa dịch căng thẳng, anh chị vẫn ngồi yên trong nhà và chỉ ra cửa lúc thật cần thiết đó thôi. Giữ cho mình cũng là giữ cho người.
Bố vững thì cả nhà mới bình yên. Không phải gia đình nào cũng may mắn sống trong êm đềm. Đôi khi bình an đến từ nỗ lực vượt qua nghịch cảnh.
Mỗi khi nhà có giỗ, cả xóm xúm lại gói bánh tét, bánh ít, đổ bánh bông lan, làm bánh bò. Vậy là bếp củi quê cháy đỏ rừng rực ngày đêm.
Tôi luôn thấy mình may mắn vì có mẹ và cũng tự tin khẳng định rằng: Bánh đúc vẫn có xương, mẹ kế vẫn thương con chồng.
Dịch COVID-19 ập tới. Chung cư tôi ở bị phong tỏa. Sau những ngày đầu hoang mang, rồi thì ai cũng quen với cuộc sống thu hẹp giữa bốn bức tường nhà.
Riêng tôi, mỗi kỳ nghỉ hè, ba bảy hai mốt ngày đều ăn xôi của ngoại, hết xôi đỗ lại chuyển sang xôi bắp, chán xôi bắp lại chuyển sang xôi đỗ.
Rồi cô em kể chuyện thuốc Xuyên tâm liên. Xưa kia, trong chiến tranh, rồi thời bao cấp khó khăn, đau ốm chỉ uống thuốc Suyn-pha và Xuyên tâm liên.
Nhận thực phẩm quê nhà gửi lên, bạn chia sẻ với hàng xóm, bởi mấy ai đành lòng khi mình được đủ đầy, trong khi xung quanh thiếu thốn.
Thường những đứa con luôn trách cha mẹ chẳng tìm hiểu gì mình để cảm thông những hành động ngô nghê, xốc nổi của tuổi trẻ.
Ăn uống, ngủ nghỉ… cái gì cũng chung, lại có một nỗi lo lắng chung nên một cách tình cờ đôi bên nói chuyện với nhau về mặt cảm xúc.
Nhắc tới chuối, là nhắc tới cả trời kỷ niệm. Thời đó, chuối trong vườn nhiều, nên trong nhà gần như lúc nào cũng có chuối ăn, đỡ đói.
Tổ chức khoa học sẽ tiết kiệm được những chi phí điện, nước, nhất là thức ăn thừa nếu được bảo quản tốt sẽ chế biến thành món ngon khác.
Tin đồn sẽ xâm chiếm vùng quan tâm, khiến chị em tò mò rồi nảy sinh ý muốn ứng phó với những viễn cảnh vô căn cứ.
Sinh con trong tù, chưa kịp báo tin mừng thì chồng hy sinh. Nén đau thương người vợ liệt sĩ ấy đã chèo chống nuôi 5 con vào đại học.
Bạn bè trêu chọc bố cụt chân, các con của chú vẫn luôn tự hào về người bố đã cống hiến đời của mình cho đất nước, sống trọn với gia đình.
Đúng là mấy cái ấm đun siêu tốc bằng điện thì tiện lợi, còn cái ấm nhôm của má là cả một bầu trời tuổi thơ.
Sang ngày thứ ba giãn cách, mỗi sáng, ba xem lướt tin tức, làm việc… rồi tắt laptop, xuống bếp xem có việc gì phụ giúp mẹ được không.
Tôi liên tục nhắc lại, rằng những ngày này con không có quyền kén chọn. Ăn để tồn tại, để chia sẻ khó khăn với gia đình, với thành phố.
Thay vì để bọn trẻ suốt ngày xem tivi, điện thoại, chị Hoa đã tạo cho con những trò chơi từ chai nhựa, thanh gỗ cũ...
Trong dịch bệnh, những người cầm lái ấy đang mang tất cả tình yêu thương, lo lắng quan tâm của họ để đưa gia đình mình đến được bến đỗ bình an.
Nam nghệ sĩ xiếc chia sẻ công việc bếp núc với vợ cũng như tìm nhiều trò vui để các con không buồn chán trong những ngày ở nhà chống dịch.
Nhận món quà quê vào lúc này, tôi mới thấm thía ân nghĩa. Nó không chỉ mang giá trị về vật chất mà còn gói ghém bao nhiêu sự quan tâm.
Đã năm tháng trôi qua, tôi vẫn chưa biết khi nào mình về lại được nhà.
Chiều, má với ba làm vườn, chủ yếu ba làm, má chỉ phụ nhổ cỏ. Tối, những đêm trăng, má ra vườn nghe tiếng ếch nhái còn thư giãn hơn nghe karaoke…