PN - Chiều muộn, tôi đi đón con. Chỉ còn con tôi và vài bạn đứng đợi ba mẹ trong khuôn viên trường. Thấy con buồn, tôi nghĩ chắc do mẹ đến trễ. Đi một quãng, con tôi lên tiếng sau lưng mẹ: “Hôm nay lớp Bin chia tay với một bạn mẹ ạ!”. Tôi hỏi lý do, con nói gọn lỏn: “Ba mẹ bạn ly hôn”. Tôi giật mình: “Ly hôn là gì?”. Con trả lời: “Là hai người bố mẹ chia tay, bỏ nhau. Bạn T. theo bố về quê, không học ở Sài Gòn nữa. Em bạn T. mới 4 tuổi ở lại Sài Gòn với mẹ. Ăn liên hoan xong, bạn T. chào cả lớp rồi lấy một phần KFC mang về cho em bạn ấy. Hai anh em sắp chia tay nhau mà, cũng gọi là ly hôn hả mẹ?”.
PN - Trước khi có con, mẹ vẫn cười vẫn khóc đấy thôi. Nhưng mẹ không nhận ra những giọt nước mắt lúc ấy có vị gì và những tiếng cười xuất phát từ đâu. Cứ ngỡ rằng khi khóc, khi cười mình đã buồn lắm rồi hay hạnh phúc nhất rồi, nhưng hóa ra không phải. Những kỷ niệm quá khứ đều mờ ảo. Đến khi có con, mọi thứ bỗng trở nên thật rõ ràng. Mẹ không chỉ cảm nhận mà còn như chạm vào được cảm xúc của mình.
PNO - Tết này, con không về… Sân nhà rụng lá nhiều sẽ thiếu người dọn quét. Con biết, dẫu con có về thì mẹ sẽ không để con làm, nhưng có thêm đôi bàn tay bé nhỏ sẽ vui hơn, sẽ bớt trống vắng hơn trong ngôi nhà chỉ có mẹ và em, mẹ nhỉ?
PN - Mới 14 tuổi nhưng đây đã là lần thứ ba con gái bỏ nhà ra đi. Mẹ hốt hoảng tìm hỏi thăm khắp bạn bè của con mà vẫn không biết con ở đâu. Ngôi nhà chỉ còn lại ba và mẹ, trống vắng. Ba trầm ngâm đốt thuốc.
PN - Mẹ tôi quanh năm chân lấm tay bùn nhưng cũng giỏi nội trợ. Còn nhớ những năm 80, cuộc sống thiếu thốn, vậy mà chỉ từ những thứ rau củ dân dã của vườn nhà, mẹ tôi đã làm cho bữa ăn gia đình luôn đậm đà. Bữa ăn ngày ấy, lúc nào cũng có sắn; hết sắn luộc, sắn bào đến sắn trộn… Gia đình tôi còn có món lá sắn muối chua, được làm từ đôi bàn tay khéo léo của mẹ.
PNO - Là người có chuyên môn về tâm lý, giáo dục nên tôi thường nhận được lời đề nghị tư vấn từ các vị phụ huynh lẫn các em học sinh. Trong số đó, vấn đề thường gặp nhất là xung đột giữa cha mẹ với con cái, đặc biệt là con cái tuổi teen. Về phía phụ huynh, họ thường than thở với thái độ bất lực:“Tôi không thể hiểu nổi bọn trẻ bây giờ!”. Về phía các bạn trẻ, họ cũng phàn nàn với thái độ thất vọng: “Con thấy ba mẹ chẳng hiểu gì về con hết”. Chính việc không hiểu nhau, không tìm được tiếng nói chung và không bên nào có ý định “đề nghị giảng hòa” nên cuộc chiến giữa hai thế hệ dường như không có hồi kết”.
PNO - Khi chuẩn bị có đứa con thứ hai, bạn cần tính đến việc giúp em bé đầu tiên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để trở thành anh/chị.
PNO - Chiều qua đi làm về, chân bước dài theo con phố quen, bỗng bất ngờ thấy vài nụ hồng nho nhỏ bên vách tường nhà ai. Nhìn thoáng, rồi nhìn lại, ngờ ngợ… lá non dài từng chụm vài ba chiếc, hoa hồng hồng nho nhỏ tươi tắn. Không lẽ hoa đào nở tự nhiên giữa Sài Gòn?
PNO - Những cơn mưa phùn ri rả về cùng cơn gió mùa đông bắc chưa kịp lui về phía chân trời xa tít thì nắng đã lan tỏa cả một vùng rộng lớn, trải dài mơn man.
PN - Vì rượu, người chồng đã giết chết vợ cũ của mình. Trước vành móng ngựa, ông ta không một lời phản kháng bởi chứng cứ đã quá rõ ràng. Thế nhưng, khi được nói lời sau cùng, ông bảo: “Chỉ vì rượu, gia đình tôi mới lâm vào tình cảnh này”. Vụ án được đưa ra xét xử vào trung tuần tháng 12/2013, TAND tỉnh Quảng Nam đã tuyên phạt bảy năm tù với tội danh giết người dành cho ông Trần Ngọc Tranh (sinh năm 1955, trú tại thôn 3, xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn, Quảng Nam).
PN - Mẹ mang ra con gà quê, luộc lên, ưu tiên tôi đang mang bầu cần ăn gì ngon nhất bồi bổ thai nhi, nên tôi đương nhiên gặm luôn hai cái đùi. Chén ngon lành xong, tôi tấm tắc nói với mẹ, “đùi gà ngon thật mẹ nhỉ”. Mẹ cười thật thà: “Mẹ đã được ăn đùi gà bao giờ đâu mà biết”.
PN - Mẹ chở bà và cháu đi chơi, ngắm đường phố rực rỡ mùa Giáng sinh, bỗng bà phát hiện mình quên cài dây nón bảo hiểm. Bà chặc lưỡi, nói với Su (ngồi giữa bà và mẹ): “Bé ơi! Bà lẩm cẩm rồi. Xe chạy nãy giờ mà bà vẫn chưa cài quai nón bảo hiểm. Mai mốt bà bị quên, lẫn, Su phải lo cho bà nhé!”. Su ngoái lại nhìn, nói: “Không sao đâu, bà đừng sợ, bà sẽ không bị bệnh lẫn đâu. Lát nữa về nhà, con sẽ cho bà uống thuốc… trị bệnh quên”.
PN - Lâu lắm rồi mới có một ngày anh em, con cháu tề tựu đông đủ. Nhà bốn anh em, ngày thơ bé chung nhau đủ nhọc nhằn. Cái thời đất nước còn khó khăn, lương còm của bố mẹ chia năm xẻ bảy, luôn thiếu bên này hụt bên kia.
PNO - Những tờ lịch cuối cùng của năm rời bàn tay mình rơi xuống. Một năm đã khép lại. Quanh tôi, vạn vật đổi thay, nhưng làn khói tím lam uốn éo trong màn sương phơ phất vấn vương trên mái bếp của mẹ giữa chiều quê day dứt đến lạ.
PNO - Sáng nào, trước khi vào lớp, con đều dặn mẹ: “Chiều mẹ đón con sớm nhé”, có khi con vừa nói vừa rơm rớm nước mắt. Sợ con khóc, không chịu đi học, lần nào mẹ cũng gật đầu, nhưng chưa một lần mẹ thực hiện lời hứa đó với con. Chiều nào cũng vậy, con luôn là người về muộn nhất lớp...
PNO - Hình như đã lâu lắm rồi, do những bon chen tất bật đời thường, chúng ta không có thời gian dừng lại cho những nghĩ suy về mối dây thân tộc, họ hàng. Bạn tôi ở xa về đến thăm ba mẹ tôi, ghé tai tôi chúc mừng: “Tao chạy lông bông hết nửa vòng trái đất, nếm cũng gần đủ mùi vị của cuộc đời, mới nghiệm ra một điều: Hơn 50 tuổi mà còn được gọi hai tiếng “ba ơi” hay “mẹ ơi” thì quả là không hạnh phúc nào bằng!”.
PNCN - Tôi sinh ra trong gia đình đầy đủ ba mẹ, anh chị em, nhưng gia đình tôi trải qua nhiều biến cố và không hạnh phúc. 17 tuổi, tôi viết tâm thư cho mẹ: “Mẹ ơi, con là người đồng tính”.
PNCN - Chị Trần Ngọc Thúy (Q.8, TP.HCM) và anh Dương Công Lộc (Q.5) chung sống không đăng ký kết hôn, có hai con; dù TAND Q.5 đã tuyên không công nhận quan hệ vợ chồng (theo đơn yêu cầu của chị Thúy) nhưng nhiều lần anh Lộc vẫn gây sự, nhục mạ, đánh chửi chị.
PNO - Năm nay tôi đón Tết trong sự cô đơn và giá lạnh. Lạnh thật sự. Vì tuyết đang rơi rất nhiều ngoài cửa sổ. Tuyết trắng xóa mái nhà. Tuyết phủ kín đường đi. Nhìn đâu đâu cũng chỉ tuyền một màu trắng băng giá. Ở nơi không có mai vàng, không có bánh chưng xanh, chỉ có những bài nhạc xuân để nhắc nhớ không khí Tết quê nhà, lòng tôi không khỏi nao nao khi ký ức ngày xưa chợt ùa về.
PNCN - Nhà chỉ có hai chị em gái. Con là sinh viên năm thứ hai, em con tuổi mẫu giáo, cách nhau cả một thế hệ. Cứ tưởng như vậy thì con sẽ không tỵ nạnh với em, nhưng thực tế thật đáng buồn. Muốn con giúp em việc gì đó, còn khó hơn… lên trời. Có lần, em nhờ con bơm mực, con quát nạt: “Việc có chút xíu cũng không biết làm”, để rồi cuối cùng em làm đổ mực vương vãi ra nhà. Mẹ đã la rầy con, và mẹ buồn biết bao khi nhân dịp đó, con khăng khăng quy kết mẹ thiếu công bằng trong đối xử với hai chị em.
PNCN - Con gái lớn của tôi 18 tuổi. Cách đây ba tháng, tôi thấy hành động của con khó hiểu, để tâm theo dõi, tôi hỏi và cháu đã trả lời trung thực là cháu đồng tính.
PNCN - “Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Mẹ An ơi! Mẹ nhìn em giỏi chưa này?”, tiếng con gái ríu rít. Thì ra, con đã tự tay thu dọn xong đống đồ chơi và chất hết vào… tủ lạnh. Mẹ bật cười, không nỡ trách con tội nghịch phá, mà thấy con gái mẹ đáng yêu vô cùng. Vậy là Gia Hân của mẹ đã được hai tuổi rưỡi, ôm con trong tay mà mẹ cứ ngỡ đang ôm cả thế giới.
PN - Từ ba năm nay, hằng năm tôi đều hai lần được nhận quà sinh nhật.
PNO - Dù giàu hay nghèo chắc ai cũng đã từng có niềm vui áo mới ngày xuân nhận từ tay mẹ. Tôi còn nhớ chiếc áo hoa vàng Tết năm tôi mười ba tuổi, dường như sau bao nhiêu năm sắc hoa ấy vẫn còn rực rỡ trong kí ức tôi.
PN - Chị dâu là người thành phố. Ngày anh dẫn chị về nhà ra mắt, mẹ nhìn chị từ đầu đến chân. Con gái thành thị da trắng, gót son, mẹ cứ lăn tăn: