Hành trình của người mẹ tìm lại nhân cách cho con trai

19/12/2018 - 09:30

PNO - Sinh ra một đứa con khỏe mạnh, gia đình bà Tiến vô cùng mừng rỡ, nhưng khi con càng lớn lên về thể xác, thì tinh thần càng thoái, khiến vợ chồng bà lo lắng mất ăn mất ngủ.

Hành trình trị bệnh gian nan

Chạy chữa cho con khắp nơi, bản thân bà Tiến cũng học thêm y thuật để tự chữa
bệnh cho con tại nhà mà không sao thay đổi được đà suy thoái của con trai. Gia
đình bà đã gần như tuyệt vọng. May sao, số phận run rủi cho bà tìm được Tiến sĩ
Phan Quốc Việt và điều kỳ diệu đã xảy ra, Người Thầy đặc biệt này đã thay đổi số
phận, tìm lại nhân cách cho chàng trai 23 tuổi.

Kể lại hành trình tìm thuốc, tìm thầy cho con suốt từ năm 2009 cho đến nay, bà
Tiến vẫn rùng mình vì sự vất vả, cùng những trồi sụt tâm lý của vợ chồng bà, khi
cứ hết hy vọng, rồi lại tuyệt vọng khi con trai bà ngày càng chìm sâu vào thế giới
không lối thoát, ngắt mọi kết nối, giao tiếp với bên ngoài.

Kể từ khi đi học đến lớp 7, Quách Cảnh Toàn là một cậu trò nhỏ bình thường như
bao học trò khác. Em học ở một trường điểm của huyện ngoại thành Hà Nội. Hàng
ngày bố mẹ đưa đến lớp, đón về, em học tốt, ăn uống tốt, cơ thể phát triển khỏe
mạnh. Bố mẹ Toàn vốn là cán bộ trong một trường học, cảm thấy không có gì phải
lo lắng về sự phát triển của cậu con trai thứ trong gia đình.

Cho đến năm học lớp 8, thì điều bất thường xảy ra. Đang đi làm, bà Tiến thường bị
cô giáo chủ nhiệm lớp Toàn gọi đến trường để phản ánh về con trai. Toàn lơ đãng
trong lớp, hay bỏ học, trong giờ Toán thì lấy sách Văn ra học, trong giờ Văn thì lại
lôi sách Toán ra xem. Em bị điểm kém, tất nhiên, nhưng điều khiến cô giáo khó
chịu, đó là hầu như cô nói gì cũng không lọt vào đầu em được. Trường lại là
trường điểm, không thể có những học sinh yếu kém. Toàn là trường hợp tạo nên
sức ép cho cô chủ nhiệm. Cô nghiêm khắc yêu cầu gia đình phải có biện pháp thay
đổi em.

Hanh trinh cua nguoi me tim lai nhan cach cho con trai
Quách Cảnh Toàn đã thuần thục 3 kỹ năng phối hợp: đi xe đạp 1 bánh, tung hứng 3 bóng, đội chai nước trên đầu.

Bà Tiến cùng chồng tìm cách khuyên bảo con. Nhưng tình trạng không những
không cải thiện, mà càng xấu đi. Toàn chơi điện tử trong lớp, bỏ học nhiều hơn. Cô
giáo dùng biện pháp rắn, phạt Toàn đứng cuối lớp, có buổi còn đuổi em ra khỏi lớp
học. Tiếng xấu lan ra, các thầy cô giáo khác cũng có định kiến với Toàn, coi em là học sinh cá biệt, khó dạy bảo. Toàn càng sợ đến lớp, sợ những ánh mắt khác của bạn bè, thầy cô nhìn mình. Em càng thu mình lại. Bố mẹ em cố gắng hết sức để em học hết lớp 12, nhưng khi tới lớp 10 thì Toàn bỏ học!

Toàn được bố mẹ đưa đi chạy chữa ở nhiều bệnh viện tâm thần khác nhau, bác sĩ
kết luận em bị chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Em phải dùng thuốc đặc trị
thường xuyên. Dùng thuốc một thời gian, bệnh có vẻ thuyên giảm, Toàn đòi đi
học. Bố mẹ mừng vui khôn xiết, cho em học tiếp lớp 11.

Nhưng khi vào học, tình trạng cũ lại diễn ra, em học “bữa đực bữa cái”. Dĩ nhiên
chẳng có kết quả gì trong việc học. Mọi nỗ lực của bố mẹ dồn cho em cũng chỉ
“kéo” em qua được cánh cửa trường Trung học phổ thông. Tình trạng tinh thần của
Toàn ngày một thoái, em không kết bạn, không chịu làm gì, chỉ thu mình trong
phòng, chơi điện tử, xem phim trên internet, đọc sách thâu đêm, ngày thì ngủ lăn
lóc.

Toàn không ra đường, vì em sợ ánh mắt khác của mọi người. Đôi mắt em luôn cụp
xuống, tránh né. Gương mặt tái thất thần, có lúc lại chìm sâu trong một thế giới
khác. Mỗi khi muốn em ra ngoài, bố mẹ phải đèo em sau xe máy, với khăn mũ che
kín mặt để không ai nhìn được em. Hoặc phải gọi taxi đỗ sát cửa nhà để Toàn đi
lên xe mà không ai nhìn thấy. Em sợ ánh mắt người quen, sợ bị hỏi sao không đi
học, sao không đi làm gì đi?

Chạy chữa hết bệnh viện này tới bệnh viện khác không có kết quả, mời thầy thuốc
giỏi về tận nhà khám cho Toàn cũng không ăn thua, bố mẹ Toàn đành đưa em tới
các thiền viện để học thiền, đưa đến trung tâm diện chẩn chữa trị, nhưng chỉ một
thời gian sau thì Toàn trốn về nhà, mẹ Toàn đành tự học thiền, học diện chẩn để
chữa cho con tại gia.

Một hôm, bà Tiến gặp thầy Đoàn dạy ghi ta. Bà mời thầy về dạy cho Toàn. Thời
gian đầu Toàn học say mê, chơi ghi ta xuất sắc khiến thầy Đoàn cũng phải khen
ngợi. Gia đình mừng rỡ, hy vọng, bèn cho Toàn vào học trường nhạc họa. Nhưng
khi vào trường, thì Toàn lại trở về thói cũ, lúc đi học, lúc không. Gia đình bó tay,
Toàn lại bỏ trường nhạc họa. Toàn được bố mẹ đưa vào thiền viện tận Củ Chi,
khuôn viên khép kín, tường cao 4m, mong con mình toàn tâm toàn ý thiền định,
chữa bệnh. Dù bị “nhốt” trong thiền viện, Toàn vẫn tìm cách trèo tường ra ngoài,
nên bố mẹ lại phải đưa con về nhà. Vợ chồng bà Tiến tuyệt vọng nhìn con trai 23
tuổi, lớn về thể xác mà chẳng nên hồn người. Con vẫn ở trong nhà mà mỗi ngày
mỗi tuột đi xa, ông bà không cách gì cứu được. 

Hanh trinh cua nguoi me tim lai nhan cach cho con traiQuách Cảnh Toàn (bên trái) cùng huấn luyện viên tập kỹ năng cho em nhỏ mới đến trung tâm.

Độ nhân cách, tìm lại hạnh phúc

Trong lúc hoang mang không biết có cách gì cứu mạng con, thì bà Tiến xem một
chương trình của VTV có nội dung về một trung tâm phát triển năng lực con
người, huấn luyện được trẻ tự kỷ thành kỷ lục gia, huấn luyện những bạn trẻ
khuyết tật thái độ nên nhân cách hoàn chỉnh. Bà mừng quá, tìm đến một phụ huynh
có con học tại trung tâm để hỏi kinh nghiệm thực tế. Phụ huynh này cho bà thông
tin liên hệ với Trung tâm, và may mắn làm sao, bà gặp được Tiến sĩ Phan Quốc
Việt, người sáng lập Tâm Việt. 

Tiến sĩ Việt nhận con bà vào Trung tâm huấn luyện, với điều kiện phải để Toàn ở
lại hoàn toàn trong Trung tâm. Sau một ngày đêm, Toàn đòi về. Bà Tiến lo sợ Toàn
sẽ lại trèo tường vượt ra ngoài như lần ở Thiền viện Củ Chi, nên không dám về nhà
ngay, mà thuê nhà trọ gần trung tâm để trông chừng biến cố. Tối thứ hai ở Trung
tâm, Toàn nhất định đòi về, đe dọa sẽ trèo tường ra ngoài. Tình hình vô cùng căng
thẳng. 

Chỉ sau 3 tuần sống ở Trung tâm, Toàn đã hoàn toàn biến đổi. Không những đi
xe đạp 1 bánh thành thục suốt đường chạy dài trong trung tâm, em còn luôn nở
nụ cười, đầu ngẩng cao tự tin. Kiên tân rèn nhân cách, em đã dần tìm thấy
chính mình tại nơi này. Chẳng có hình phạt nào, chẳng có ánh mắt khác nào
khiến em sợ hãi nữa.

Trước sự liều lĩnh trở lại thói cũ của Toàn, Tiến sĩ Việt không dùng thuốc, không khuyên nhủ bởi ông cho rằng những biện pháp thông thường đã “nhờn” đối với Toàn, không hiệu quả. Nếu để em lại ra đi đêm ấy, gia đình em vĩnh viễn mất một đứa con, xã hội mất đi một công dân có nhân cách. Chưa kể đến gánh nặng tâm lý em tạo ra.

Ông cùng đội ngũ các thầy trong Trung tâm đã dùng biện pháp gây sốc tâm lý, khiến em từ bỏ ý định trèo tường, ở lại Trung tâm. Những ngày tiếp theo, Toàn không chui vào vỏ ốc được nữa, em phải hòa mình vào môi trường hoạt động chung tích cực của Trung tâm. Tuy vẫn cúi gằm mặt, vẫn sợ ánh mắt khác từ ai đó, nhưng Toàn không còn ngồi lỳ một chỗ, thu mình lại như cũ. Em đã chịu buông cây ghi ta và cuốn sách, vốn như hai thứ vũ khí cố thủ của mình, để nắm giữ chiếc xe đạp một bánh, tập đi.

Điều khiến tôi ngạc nhiên, khi chứng kiến việc “điều trị” đặc biệt của TS. Phan
Quốc Việt, đó là ngay sau khi gây sốc tâm lý đêm hôm trước với Toàn, thì sáng
hôm sau, ông đã tự tin cho em ngồi cùng hàng ngũ các thầy giáo trong Trung tâm
để cùng họp đầu giờ sáng, bàn bạc những chương trình hoạt động nghiêm túc của
Trung tâm. Tôi kín đáo quan sát Toàn, và gai người xúc động khi thấy nụ cười bẽn
lẽn nở trên môi em, khi được Thầy Việt hỏi ý kiến. Bên cạnh Toàn, thầy Mạnh,
một thầy giáo trẻ, cũng từng bị rơi vào vấn đề tương tự như Toàn, cười tươi khích
lệ em. Có lẽ Toàn đã tìm thấy sự đồng cảm duy nhất ở nơi này, khiến em thấy an
toàn và thoải mái giữa mọi người.

Chỉ sau 3 tuần sống ở Trung tâm, Toàn đã hoàn toàn biến đổi. Không những đi xe
đạp 1 bánh thành thục suốt đường chạy dài trong trung tâm, em còn luôn nở nụ
cười, đầu ngẩng cao tự tin. Kiên tân rèn nhân cách, em đã dần tìm thấy chính mình
tại nơi này. Chẳng có hình phạt nào, chẳng có ánh mắt khác nào khiến em sợ hãi
nữa. Toàn thấy sung sướng khi được vừa tập luyện, vừa giúp đỡ các em nhỏ tự kỷ
mới đến trung tâm tập đi cân bằng trên xe đạp và chăm sóc các em.

Hanh trinh cua nguoi me tim lai nhan cach cho con trai
Quách Cảnh Toàn và bạn Đinh Đỗ Đức Trọng đang cùng luyện tập tại trung tâm.

Bà Tiến, mẹ của Toàn mừng rơi nước mắt khi thấy con trai duy nhất của mình thay
đổi và tiến bộ từng ngày. Bà nói, cả gia đình biết ơn Thầy Việt, Người Thầy như
một vị Tiên độ thế, cứu vớt sinh mạng con trai của họ. Gia đình Toàn chỉ mong em
sẽ tiếp tục tiến bộ, học tập và rèn luyện xuất sắc hơn, và em được ở lại mãi tại
Trung tâm này, làm việc cùng thầy Việt, để huấn luyện cho các em nhỏ tự kỷ kỹ
năng hòa nhập cộng đồng.

Còn tôi thì tin vào nụ cười rạng rỡ hạnh phúc của Quách Cảnh Toàn, khi sau 3 tuần
tập luyện, em đã đi xe đạp 1 bánh, tung hứng 3 bóng, đội chai nước trên đầu, cán
đích đường chạy dài trong tiếng reo, tiếng hoan hô cổ vũ của các thầy cô và huấn
luyện viên trong trung tâm Tâm Việt.

Bích Hậu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI