Giải pháp để kết nối và hiện diện trong lòng nhau

04/05/2024 - 12:02

PNO - Trên hành trình kết nối các thế hệ trong gia đình, sự gương mẫu của người lớn cực kỳ quan trọng.

Có 3 điều mấu chốt để kết nối gia đình:

Một là mỗi thành viên đừng quá đề cao “cái tôi” cá nhân, từ đó hạn chế sự áp đặt theo ý mình. Phản đối thành viên khác trong gia đình hoặc nôn nóng bắt ép họ thay đổi sẽ gây tắc nghẽn giao tiếp từ nhiều phía. Khi có những khó khăn trong giao tiếp gia đình, cần mau chóng nhờ đến họ hàng, bạn bè tin cậy của ba mẹ/con cái hoặc chuyên gia tâm lý…

Chuyên gia tâm lý Hồ Thị Tuyết Mai cùng ông xã - phó giáo sư, tiến sĩ sử học Huỳnh Lứa - trong niềm vui quây quần cùng con cháu
Chuyên gia tâm lý Hồ Thị Tuyết Mai cùng ông xã - phó giáo sư, tiến sĩ sử học Huỳnh Lứa - trong niềm vui quây quần cùng con cháu

Hai là không ngừng vun đắp tình yêu thương. Vì yêu thương nhau, người ta sẽ sẵn sàng buông bỏ những bất đồng, thất vọng, mâu thuẫn; sẽ là điểm tựa cho nhau vượt qua những biến cố, nghịch cảnh, lạc lối, bế tắc. Khi không được người thân ủng hộ hoặc thấu hiểu, chúng ta buộc phải chọn một giải pháp khác trong tâm thế rối ren, mù quáng, bị động và dễ phát sinh bi kịch. Dù các con đã trưởng thành, thậm chí có học vị cao, chức tước đáng trọng vọng trong xã hội, vẫn cần sự đồng hành của cha mẹ, anh chị em, vợ/chồng. Gia đình vẫn là chiếc nôi của mỗi người mọi lúc, mọi nơi.

Ba là thắt chặt giềng mối gia đình, gắn bó trên nhiều phương diện. Đó là sự quan tâm, thăm viếng, hỏi han, tâm sự, chăm sóc nhau hằng ngày, hằng tuần hoặc trong những sự kiện hiếu hỉ, lễ tết, giỗ chạp, sinh nhật… Sự gắn bó, lời tâm tình sẽ gỡ rối cho các thành viên khi gặp trục trặc tình cảm và cả trong công việc; tiếp cho họ động lực vượt lên những nỗi sợ hãi. Thời hiện đại, có quá nhiều phương tiện công nghệ và dịch vụ giúp các thành viên gia đình xóa nhòa khoảng cách địa lý, dễ dàng tương tác với nhau, gần gũi nhau. Nếu không nghe thấy nhau, không hiện diện trong lòng nhau là do bức tường mà chính mình góp tay xây nên.

Có một rào cản khá phổ biến trong kết nối cha mẹ, con cái, vợ chồng… là khi chia sẻ, thổ lộ những khó khăn, mối nguy nan hoặc bận tâm, người trong cuộc lo ngại vấn đề sức khỏe hoặc tâm lý hoang mang, suy sụp của người thân sau khi biết chuyện nên chọn giấu sự việc. Khi đó, sự vững vàng, bình tĩnh, thấu đáo của người thân là yếu tố quan trọng. Chia sẻ để cùng hướng đến giải pháp tích cực hoặc tìm lời khuyên răn hiệu quả chứ không phải cộng hưởng tiêu cực để vấn đề bị hiểu lệch đi, trầm trọng thêm và mối quan hệ gia đình càng xuống màu do phán xét, đổ lỗi, hiểu lầm nhau…

Trên hành trình kết nối các thế hệ trong gia đình, sự gương mẫu của người lớn cực kỳ quan trọng. Nếu “nói một đằng làm một nẻo” thì con cháu không tin tưởng, nể phục và giềng mối liên kết gia đình sẽ rời rạc, lỏng lẻo.

Chuyên gia tâm lý Hồ Thị Tuyết Mai

(Trung tâm Tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam)

Hoài Nhân (ghi)

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtinhyeuhonnhanvi /strCate=tinhyeuhonnhan

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEchamevaconvi /strCate=chamevacon

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtinhvalyvi /strCate=tinhvaly

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEphongcachsongvi /strCate=phongcachsong
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEhonnhangiadinhvi /strCate=honnhangiadinh