Cận cảnh 2 cây cầu sắt ở cửa ngõ TPHCM xuống cấp sau hơn 50 năm sử dụng

11/07/2025 - 08:33

PNO - Cầu sắt Rạch Tôm và Rạch Dơi, xây dựng trước năm 1975, nằm trên tuyến đường huyết mạch nối TPHCM với tỉnh Tây Ninh. Sau hơn nửa thế kỷ sử dụng, cả hai đã xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc đi lại và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Theo ghi nhận, sau hơn 50 năm khai thác, cầu Rạch Tôm và cầu Rạch Dơi đã xuất hiện nhiều dấu hiệu hư hỏng nghiêm trọng: mặt cầu bong tróc, thanh sắt rỉ sét, lan can gãy, một số vị trí bị nước xâm thực làm hở mố cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực và an toàn kết cấu. Việc khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới không chỉ mang ý nghĩa giải quyết bài toán hạ tầng giao thông mà còn là niềm vui lớn đối với người dân xã Hiệp Phước và khu vực lân cận.
Nằm ở cửa ngõ phía nam TPHCM, sau hơn 50 năm khai thác, cầu Rạch Tôm và cầu Rạch Dơi đã xuất hiện nhiều dấu hiệu hư hỏng nghiêm trọng: mặt cầu bong tróc, thanh sắt rỉ sét, lan can gãy, một số vị trí bị nước xâm thực làm hở mố cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực và an toàn kết cấu.

Mới đây, TPHCM đã khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới,Dự án do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM làm chủ đầu tư, khởi công ngày 10/7 và hoàn thành vào cuối năm 2026. Công trình không chỉ góp phần giải quyết bài toán hạ tầng giao thông mà còn mang lại niềm vui lớn cho người dân xã Hiệp Phước và khu vực lân cận.
Mới đây, TPHCM đã khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm, dự án do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM làm chủ đầu tư, khởi công ngày 10/7 và hoàn thành vào cuối năm 2026. Công trình không chỉ góp phần giải quyết bài toán hạ tầng giao thông, mà còn mang lại niềm vui lớn cho người dân xã Hiệp Phước và khu vực lân cận.

Sau nhiều năm chờ đợi, người dân xã Hiệp Phước phần nào cảm thấy yên tâm khi dự án xây dựng cầu Rạch Tôm chính thức được khởi công. Dự kiến cây cầu này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2026.
Sau nhiều năm chờ đợi, người dân xã Hiệp Phước phần nào cảm thấy yên tâm khi dự án xây dựng cầu Rạch Tôm chính thức được khởi công. Dự kiến cây cầu này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2026.

Cầu Rạch Tôm trên địa bàn xã Hiệp Phước có tổng mức đầu tư 497 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây dựng là 141 tỷ đồng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 226 tỷ đồng và các chi phí khác.
Cầu Rạch Tôm trên địa bàn xã Hiệp Phước có tổng mức đầu tư 497 tỉ đồng, trong đó, chi phí xây dựng là 141 tỉ đồng, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 226 tỉ đồng và các chi phí khác.

Dự án có chiều dài khoảng 684 m với phần cầu dài 174m, đường dẫn hai đầu dài hơn 500m, mặt cầu rộng 15m với 4 làn xe được thiết kế đồng bộ hệ thống chiếu sáng, cây xanh và hạ tầng kỹ thuật.
Dự án có chiều dài khoảng 684m với phần cầu dài 174m, đường dẫn hai đầu dài hơn 500m, mặt cầu rộng 15m với 4 làn xe được thiết kế đồng bộ hệ thống chiếu sáng, cây xanh và hạ tầng kỹ thuật.

Điểm đầu cầu cách mố cầu cũ phía TPHCM khoảng 320m, điểm cuối cách mố cầu cũ phía tỉnh Tây Ninh khoảng 302m.
Điểm đầu cầu cách mố cầu cũ phía TPHCM khoảng 320m, điểm cuối cách mố cầu cũ phía tỉnh Tây Ninh khoảng 302m.

Cách đó khoảng 2,3 km, cầu Rạch Dơi là cây cầu cuối cùng còn lại trên tuyến đường Lê Văn Lương (TPHCM) trước khi đi qua địa phận tỉnh Tây Ninh, cũng đang trong tình trạng tương tự.  Nhiều hạng mục trên cầu Rạch Dơi đã xuống cấp, hoen gỉ nhưng mỗi ngày vẫn phải chịu mật độ phương tiện cao
Cách đó khoảng 2,3km, cầu Rạch Dơi là cây cầu cuối cùng còn lại trên tuyến đường Lê Văn Lương (TPHCM) trước khi đi qua địa phận tỉnh Tây Ninh, cũng đang trong tình trạng tương tự. Nhiều hạng mục trên cầu Rạch Dơi đã xuống cấp, hoen gỉ nhưng mỗi ngày vẫn phải chịu mật độ phương tiện cao

Cầu dài khoảng 128 m, hiện đã cấm xe tải do không đảm bảo khả năng chịu lực. Mặc dù dự án xây mới cầu Rạch Dơi đã được HĐND TPHCM thông qua từ năm 2016, đến nay vẫn chưa được triển khai.
Cầu dài khoảng 128m, hiện đã cấm xe tải do không đảm bảo khả năng chịu lực. Mặc dù dự án xây mới cầu Rạch Dơi đã được HĐND TPHCM thông qua từ năm 2016, đến nay vẫn chưa được triển khai.

Người dân sinh sống quanh khu vực cho biết, việc lưu thông qua hai cây cầu này rất khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa hoặc khi thủy triều lên cao. Xe hai bánh phải len lỏi tránh ổ gà, trong khi xe tải nặng thường xuyên bị rung lắc khi qua cầu.
Người dân sinh sống quanh khu vực cho biết, việc lưu thông qua hai cây cầu này rất khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa hoặc khi thủy triều lên cao. Xe hai bánh phải len lỏi tránh ổ gà, trong khi xe tải nặng thường xuyên bị rung lắc khi qua cầu.

Theo Ban Giao thông, cầu Rạch Dơi dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2026.
Theo Ban Giao thông, cầu Rạch Dơi dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2026, thi công trong khoảng 18 tháng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2027.

Khi hoàn tất các dự án còn lại, toàn bộ 4 cây cầu yếu trên trục đường Lê Văn Lương gồm Rạch Đĩa, Long Kiểng (đã hoàn thành), Rạch Tôm (đang thi công) và Rạch Dơi (dự kiến khởi công năm 2026) sẽ được thay thế bằng cầu bê tông cốt thép kiên cố, góp phần cải thiện hạ tầng giao thông và tăng cường kết nối khu Nam TP.HCM với các tỉnh lân cận.
Khi hoàn tất các dự án còn lại, toàn bộ 4 cây cầu yếu trên trục đường Lê Văn Lương gồm Rạch Đĩa, Long Kiểng (đã hoàn thành), Rạch Tôm (đang thi công) và Rạch Dơi (dự kiến khởi công năm 2026) sẽ được thay thế bằng cầu bê tông cốt thép kiên cố, góp phần cải thiện hạ tầng giao thông và tăng cường kết nối khu Nam TPHCM với các tỉnh lân cận.

Vị trí 4 cây cầu yếu trên tuyến đường Lê Văn Lương được bố trí theo hướng từ TP.HCM đi tỉnh Tây Ninh
Vị trí 4 cây cầu yếu trên tuyến đường Lê Văn Lương được bố trí theo hướng từ TPHCM đi tỉnh Tây Ninh. Đồ họa: Khải Ân.

Khải Ân

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI