Bi kịch của những bà mẹ 'vì yêu mà giết con' gây chấn động Trung Quốc

04/11/2017 - 06:30

PNO - Cuối tháng 10 vừa qua, phiên toà xử bà Hoàng, 83 tuổi ở quận Việt Tú, Quảng Đông (Trung Quốc) gây xôn xao dư luận. Bà bị kết án cố ý giết chết người con trai 46 tuổi bằng cách cho con uống thuốc ngủ quá liều.

Theo bản luận tội, bà Hoàng nhân lúc mọi người trong gia đình đi vắng đã cho con trai uống thuốc ngủ liều cao, mục đích cho con “sớm ra đi thanh thản”.

Bi kich cua nhung ba me 'vi yeu ma giet con' gay chan dong Trung Quoc
Bà Hoàng tại phiên tòa. Ảnh: Baidu

Con trai bà Hoàng năm nay 46 tuổi, nhưng do sinh non ảnh hưởng đến não bộ, từ khi sinh ra đến nay đều chỉ nằm một chỗ như một đứa trẻ, mọi sinh hoạt cá nhân đều không thể tự lo liệu được. 

Do sức khỏe mỗi ngày một yếu, bà lo sợ khi bà qua đời sẽ không ai chăm sóc cậu con trai tật nguyền. Vi vậy bà đã quyết định cho con uống thuốc ngủ để con ra đi nhẹ nhàng, tránh đau đớn. Sau khi thực hiện hành vi bà Hoàng chủ động ra đầu thú. 

Điều kỳ lạ là, trong một vụ án chấn động "mẹ giết con" như vậy, những nhân chứng được mời đến toà đều hết sức mong giảm án cho bị cáo.

Trước khi hành động, bà Hoàng đã viết một bức thư kể rõ bệnh tình của con, nói rõ quyết định của mình. Lê Giáp, cậu con trai cả của bà Hoàng kể lại, hơn 40 năm nay, em mình nằm trên giường bệnh đều do một tay mẹ chăm sóc. Anh chỉ giúp được mẹ lau người tắm rửa cho em. 

“Tôi cũng khuyên mẹ nghĩ thoáng đi, đưa em đến một trung tâm chăm sóc nào đó, nhưng mẹ tôi vẫn muốn tự tay chăm con mình. Mẹ tôi không giống những kẻ giết người khác, là mẹ giải thoát cho em trai tôi, chứ không phải muốn hại em tôi” - Lê Giáp, con trai cả của bà Hoàng, nói.

Bi kich cua nhung ba me 'vi yeu ma giet con' gay chan dong Trung Quoc
Bi kich cua nhung ba me 'vi yeu ma giet con' gay chan dong Trung Quoc

Những người trong gia đình bà Hoàng cũng viết đơn xin giảm án cho mẹ. Chú của bị hại dù không đồng tình với việc giết người, nhưng cũng hy vọng toà sẽ xem xét mà giảm án cho bà Hoàng: “Khi con cái không thể đi lại, đều do chị tôi từng bước từng bước dìu đi. Chị dâu tôi không dễ dàng gì".

Toà án xem xét bà Hoàng tuổi đã cao, tự nguyện đầu thú, lại có thư xin gỉảm án của gia đình bị hại, đồng thời tình tiết vụ án đáng thương nên tuyên án 3 năm tù giam, hoãn thi hành 4 năm. Toà cho rằng đây là vụ án “vì yêu mà giết con”, nên có thể khoan hồng. 

Tuy nhiên, đây không phải là vụ án đầu tiên ở Quảng Châu. Chỉ cách đó vài tháng, một phụ nữ tên Hàn Quần Phượng cũng ra toà vì tội giết 2 người con sinh đôi. Hàn Quần Phượng đã cho 2 con uống thuốc ngủ, rồi mang con vào bồn tắm dìm xuống nước.

Người mẹ này sau đó còn tắm rửa sạch sẽ cho con, và đặt trở lại giường. Khi vụ án mới được đưa ra, dư luận vô cùng phẫn nộ vì người hành động tàn ác này. Tuy nhiên, khi phiên toà xử án công khai thì bị cáo lại nhận được sự cảm thông khác thường.

Trước khi phạm tội, Quần Phượng được coi là “từ mẫu” ở khu phố. Suốt 13 năm bà Phượng chăm sóc hai đứa tật nguyền, chỉ nằm trên giường như hai khúc gỗ. Từ lúc con được 2 tuổi, người ta đã quen cảnh bà Phượng ngày ngày đưa con ra ngoài tắm nắng, cố gắng để con vận động. 

Tuy nhiên khi hai đứa trẻ ngày một lớn, Quần Phượng không đủ sức bế con nữa, mà chỉ có thể đặt con nằm trên giường chăm sóc. Chồng bà Phượng thì đi làm cả ngày.

Áp lực nặng nề khiến bà Phượng mất ngủ triền miên và nghĩ quẩn, dẫn đến việc tự tay sát hại con mình. Hôm xảy ra án mạng, bà Phượng khai, bà đã uống cả rượu và thuốc ngủ. Khi cho con uống thuốc xong, chính bà cũng uống số còn lại để mong chết cùng nhưng không thành. 

Chồng bà Phượng là ông Hoàng vô cùng đau đớn trước bi kịch gia đình. Ra toà với tư cách nhân chứng, đồng thời đại diện cho bị hại, nhưng ông Hoàng hết lời xin toà khoan hồng cho vợ mình. Đồng nghiệp, hàng xóm của bà Phượng cũng viết đơn xin giảm án cho người mẹ đáng thương.

Trong một cuộc khảo sát của một tờ báo ở Quảng Châu, có 98% người được hỏi đề nghị giảm án cho Hàn Quần Phượng.

Nhiều ý kiến cho rằng: “Mấy ai hiểu được tình cảnh này, phải làm đến mức ấy chứng tỏ cô ấy đã vào đường cùng rồi”. Cho đến nay, câu chuyện này vẫn đang gây tranh cãi tại Trung Quốc. 

Mai Nguyên (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI