PNO - Ngoài 70, ông bà vẫn xưng hô với nhau bằng những tiếng “anh - em” ngọt ngào. Họ như 2 người bạn tâm giao, hòa hợp trong mọi ý định, sở thích.
Ngôi nhà đơn sơ của ông bà nằm đầu một con hẻm nhỏ khó tìm, nhưng chỉ cần đến khu vực nhà thờ Lái Thiêu (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) hỏi nhà bà Y - ông Lợi, mọi người đều biết đó là “ông bà châm cứu đông y, chữa bệnh miễn phí”.
Bà Nguyễn Thị Y xuất thân là nữ điều dưỡng, nữ hộ sinh nhiều năm công tác tại Bệnh viện đa khoa TP Thuận An, Bình Dương. Năm 1995, bà xin nghỉ làm tại bệnh viện rồi theo học để sau này trở thành hội viên Hội Đông y Việt Nam.
Năm 2004, bà mở phòng khám châm cứu từ thiện tại nhà để giúp đỡ bà con nghèo. Chung chí hướng với vợ, chồng bà - ông Phan Thành Lợi cũng theo học ngành đông y. Tiếng lành đồn xa, căn nhà chừng 40m2 cũng là phòng khám từ thiện của vợ chồng bà với 4 chiếc giường y tế mỗi ngày đón trên 10 lượt khách. Ngày cao điểm, khoảng 20 người tới thăm khám và chữa trị những bệnh thông thường. Đa phần họ là công nhân, người bán vé số, lao công, tạp vụ…
Tôi đến phòng khám của ông bà vào một buổi sáng, ông bà đang tất bật chăm sóc bệnh. Chị Trần Thị Thu (64 tuổi) làm công việc buôn bán tự do chia sẻ: “Hơn 10 năm rồi, cứ thấy trong người không được khỏe tôi lại ghé nhờ cô Y khám và xoa bóp, châm cứu, thành bệnh nhân thân thiết lúc nào không hay. Cô chú không lấy tiền. Nhưng biết cô chú làm từ thiện nhiều năm nay, nên tôi thỉnh thoảng vẫn góp chút đỉnh để phụ cô chú mua thuốc giúp lại người khác”.
Chị Diệu Linh (56 tuổi) có nghề hát bóng rỗi (hát lễ cúng đình) nhưng thu nhập bấp bênh. Chị là bệnh nhân quen thuộc hơn chục năm nay của phòng khám từ thiện cô Y. Chị Linh cho biết: “Có giai đoạn chân của tôi đau nhức đến nỗi không đi nổi. Nếu không có phòng khám từ thiện của cô chú, chắc tôi phải nằm liệt vì không đủ tiền đi bệnh viện chạy chữa”.
Ông Phan Thành Lợi và bà Nguyễn Thị Y quen biết rồi kết hôn với nhau năm 1985. Từ nhỏ, bà Y đã ăn chay trường. Sau khi lấy vợ, ông Lợi cũng ăn chay trường cùng vợ cho đến nay. Ông bà có người con trai nay đã trưởng thành và có gia đình riêng.
Ông Lợi cho biết, ông bà gặp nhau là một duyên lành bởi cả hai cùng quan điểm sống: hướng thiện, giúp đỡ mọi người. Ngoài khám bệnh cho bệnh nhân, mỗi tối ông bà đều cùng nhau đọc kinh Phật và hài lòng với cuộc sống giản dị. Ông cười: “Tôi là người chăm sóc vợ nhiều hơn, vì thể trạng và sức khỏe của tôi tốt hơn bà ấy. Tôi là người chủ cái bếp. Vợ khen tôi nấu cơm chay ngon hơn bà ấy”.
![]() |
Khi rảnh rỗi, ông bà cùng lật cuốn album xem và nhớ lại những chương trình hoạt động từ thiện |
Tối, sau những giờ làm việc, ông bà thường ngồi lại tâm tình, xem lại hình ảnh trong hành trình đi đây đó giúp người. Bà ít nói, ông cũng ít nói. Căn nhà nhỏ bình yên giữa dòng đời có nhiều biến động. Tôi tò mò về kinh phí hoạt động của phòng khám, bà nhẹ nhàng: “Vợ chồng tôi có lương hưu, ăn chay nên cũng đủ sống. Chúng tôi giúp người chủ yếu bằng công sức, như bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp… Ai truyền nước, thì chỉ trả tiền chai nước”.
Đến nay đã ngoài 70, ông bà vẫn luôn xưng hô với nhau bằng những tiếng “anh - em” ngọt ngào. Tôi cảm nhận họ như 2 người bạn tâm giao, hòa hợp trong mọi ý định, sở thích. Ông bà cũng luôn bên nhau trong các hoạt động thiện nguyện của nhiều tổ chức để khám chữa bệnh cho bà con nghèo vùng sâu vùng xa.
Từ năm 2008 đến nay, ông bà duy trì đều đặn việc tặng 150 ổ bánh mì vào các ngày 15 và 30 mỗi tháng cho người lao động nghèo. Đôi vợ chồng được các cơ quan đoàn thể tặng nhiều bằng khen cảm ơn và được bà con lối xóm xa gần mến mộ.
Ly Na
Chia sẻ bài viết: |
Thanh Bình 01-02-2023 09:01:42
Rất ngưỡng mộ Chú và Cô. Kính chúc Chú và Cô nhiều sức khỏe - hạnh phúc - bình an và luôn là chỗ dựa về sức khỏe cho bà con có hoàn cảnh khó khăn.
Phụ nữ sát cánh, trao nhau sức mạnh, giúp nhau khơi dậy tiềm năng để góp phần khẳng định vị thế của phái đẹp.
Mỗi ngày trôi qua, cô Thủy đều tận tụy chăm sóc ông bà, một lòng nguyện cầu cha mẹ khỏe mạnh để cô có thêm thời gian báo hiếu.
Những khoảnh khắc ấy, chị lặng lẽ nhận ra, ba má giờ đang cần mình như mình từng cần ba má.
Mạng xã hội với những trào lưu chóng vánh của Gen Z đã vô tình tạo nên cái nhìn méo mó về "thế hệ cợt nhả".
Khi người đàn ông trong gia đình vào bếp, có thể bữa ăn sẽ không hoàn hảo, nhưng chắc chắn đó sẽ là bữa ăn đầy ắp yêu thương.
Gặp những người ở ngưỡng U.60, U.70, thậm chí U.80, tôi càng nhận ra: thanh xuân thật sự không nằm ở số tuổi, mà ở cách tận hưởng cuộc đời.
Nhưng, Gen Z chúng tôi đâu phải là "lũ cợt nhả” vô phương cứu chữa?
Không ít cặp đôi lớn tuổi lại là minh chứng cho thấy đôi khi, tình yêu đến muộn lại là tình yêu ngọt ngào.
Gốc xoài bưởi già trong sân nhà cùng những trái xanh mướt, căng mẩy đã đi vào tuổi thơ, vào cuộc sống của tôi.
Khi đạt được những thành tựu trong công việc, tôi chợt nhận ra ba đã già, sức khỏe ngày càng yếu mà tôi lại chưa dành đủ thời gian ở bên ông...
Một người mẹ đang gõ cửa nhiều cơ quan chức năng để nhờ can thiệp tìm con, nhờ bảo vệ quyền lợi của con, trong đó có quyền được đi học.
Thế hệ Z, những người sinh sau năm 1997, không dễ để định nghĩa. Họ là một thế hệ đa dạng, đầy mâu thuẫn nhưng cũng tràn ngập tiềm năng...
Không chỉ vì nội dung ghi toàn tên các anh trai, các mẹ còn cười lăn vì phải đánh vần mãi mới hiểu con viết gì.
Tự bảo vệ mình là giải pháp tốt nhất để tránh hiểm họa trên thế giới mạng.
“Lốp dự phòng”, “lốp chúa” hay “Michelin boy”… là cách gọi châm biếm, hài hước dành cho những anh chàng chấp nhận làm phương án dự phòng của đối phương.
Cuộc chiến đấu với bệnh nan y không nhẹ nhàng nhưng mẹ đã chiến thắng vì không bỏ cuộc.
Thật tuyệt vời trong cuộc hành trình về với nhau thời son trẻ cho đến khi cùng nhau già đi.
70 tuổi, ông chưa có ngày nào thảnh thơi. Giá như vợ chồng Vân có điều kiện thuê người thì ông không phải vất vả, cực nhọc đến vậy.