"Ba ơi, nhà mình nghèo lắm phải không?"

02/07/2015 - 16:37

PNO - PN - Đó là một câu hỏi chân thực và sâu sắc từ trong tâm hồn ngây thơ, tò mò trong sáng của cậu con trai 5 tuổi. Cái vẻ mặt lo lắng đầy khó hiểu cộng với nỗi sợ hãi ẩn chứa trong giọng nói non nớt đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều.

edf40wrjww2tblPage:Content

Đáng ra tôi nên sớm chú ý điều này mới phải. Vợ chồng tôi định sinh thêm một đứa nữa, tất nhiên khi đó phải chi tiêu không ít tiền. Chắc phải cắt giảm mọi thứ hết mức có thể như là dùng lại quần áo em bé cũ của cậu con trai, đồ chơi cũ, xe đẩy cũ, chiếc nôi cũ... Lại còn những đồ dùng phải mua như tã, sữa tắm, cả viện phí nữa... Tôi nhanh chóng nhận ra rằng nếu muốn chào đón một sinh linh bước vào thế giới, tiền bạc là điều không thể xem nhẹ. Cứ phải lăn tăn chuyện này khiến chúng tôi chẳng còn được tận hưởng cái cảm giác hạnh phúc khi được làm bố mẹ lần thứ hai nữa.

Thêm nữa, cậu con trai của tôi có nhiều bạn bè ở trường lắm. Mà chừng đó bạn tức là chừng đó tiệc sinh nhật. Tất nhiên tôi rất vui vì con trai mình cởi mở hoạt bát. Khổ nỗi, gia đình tôi sống ở thành phố lớn, mà đa phần bạn bè của nó đều sống trong những căn nhà vừa to vừa đẹp, có cả gara hoành tráng. Trong nhà thì nào là đồ chơi mà đứa trẻ 5 tuổi nào cũng ao ước. Cũng tốt chứ sao, nhưng việc này lại dẫn đến những thắc mắc của con mà một người cha như tôi thấy thật khó (và xấu hổ) trả lời.


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Con muốn biết tại sao nhà mình không to như nhà bạn cũng là điều dễ hiểu. Nó là một đứa trẻ thông minh. Con biết gia đình mình sắp sửa đón thành viên mới, nên tất nhiên là căn nhà cũng phải rộng hơn, có nhiều phòng hơn. Rồi con lại nói sao bạn có phòng đồ chơi to bằng nhà mình cơ, vì sao con lại không được như thế?

Tôi không nói dối được, tôi chỉ thấy xấu hổ vì căn nhà chật hẹp của mình. Ai chẳng muốn được như thế, tôi cũng chỉ muốn dành cho con một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thế là tôi đành trò chuyện với con về tiền bạc, về công việc, lương bổng và chi tiêu gia đình. Thật bất ngờ, con hiểu gần hết và còn thấy tò mò. Thật sự là sự hiểu biết của nó vuợt xa những đứa bé 5 tuổi mà tôi thấy. Nhưng cứ mỗi khi bắt gặp cái ánh mắt vừa vô tội vừa sâu sắc của con, tôi lại cảm tưởng như mình là kẻ quỵt nợ đoảng hậu nhất trên đời.

May rằng đó chỉ cảm giác thoáng qua. Vì sao?

Nhà tôi không giàu, và chắc còn lâu mới được gọi là giàu. Vợ chồng tôi quần quật cả ngày, cho dù có làm lụng vất vả mấy, hình như mọi thứ vẫn vậy, chẳng tiến xa hơn được là bao. Con tôi lớn lên trong một căn nhà toàn tiền lẻ và đồ rẻ tiền, mới nhỏ nhưng đã biết thế nào là "xiết nhà", là "trả nợ", nó toàn phải chứng kiến ba mẹ tất tảo từng đồng từng hào. Nhà người ta thì đi du lịch, đi xe hơi, đi ăn nhà hàng.

Đôi lúc con thấy không ổn, cứ nghĩ rằng thật không công bằng. Cha cũng không dám mắng con vì cái ương bướng đó. Thế nhưng, những cuộc chật vật mưu sinh của mẹ cha lại giúp con nhận ra một vài điều. Con đã học được giá trị của đồng tiền, giá trị của sự lao động vất vả để kiếm cho đủ miếng ăn, áo mặc. Con giờ đây không còn ghen tỵ với những gì người khác sở hữu, thói xấu đã từng làm con quên đi phải trân trọng những thứ mình đang có. Đôi khi, con còn hiểu được rằng ít thật ra là rất nhiều.


Ảnh minh họa. Tác giả: Trần Duy

Cho dù ba mẹ là người như thế nào, nó sẽ phải ngẫm ra rằng "vĩ đại" không phải là cho con những vật chất đắt tiền mà là tình thường giàu có mà ba mẹ dành cho con. Thành thật mà nói, chỉ cần có thời gian, tôi sẽ kiếm đủ tiền để cất một ngôi nhà khang trang, tậu xe hơi láng bóng. Tôi sẽ phải dành mọi tâm trí cho sự nghiệp, làm việc 80 tiếng một tuần thay vì 50 tiếng như bây giờ. Nhưng mà thế cũng đồng nghĩa rằng sẽ chẳng còn những bữa tối quây quần, chẳng còn những phút giây chơi đùa và làm bài tập với con.

Đó lại là một cái giá mà tôi không bao giờ muốn đánh đổi.

Không phải vì lười nhác hay chán ghét việc làm. Chỉ là tôi đã xác định cái gì là ưu tiên của mình, và tôi sẽ không phân vân, lưỡng lự. Một chiếc xe hơi đắt tiền thì cuối cùng cũng chỉ dùng để đi lại thôi mà. Mua đồ chơi đẹp cho con sao vui bằng cùng con đùa nghịch. Và nhà cao cửa rộng để làm gì nếu ta không trở về nhà gần gũi với vợ con, bên nhau rộn rã tiếng cười. Tôi không muốn một ngôi nhà như vậy, dù có đẹp đến mấy.

Người ta có thể nhìn vào căn nhà nhỏ bé, tối tăm của tôi và đặt cái câu hỏi mà con trai tôi từng thắc mắc. Có phải chúng tôi nghèo không? Tôi nghĩ cái đó cũng còn tùy.
 

HOÀNG THỦY TIÊN

(theo thestir)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI