Trung Quốc phớt lờ phán quyết của PCA, Philippines đưa vụ kiện ra Hội đồng Bảo an LHQ

12/06/2016 - 13:20

PNO - Nếu bất kỳ bên nào trong một vụ kiện không thực hiện nghĩa vụ sau phán quyết của Tòa án, bên kia có thể tin tưởng vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Tòa án Trọng tài thường trực, viết tắt là PCA (Permanent Court of Arbitration) là một tổ chức quốc tế có trụ sở tại La Hay, Hà Lan.

Nhiệm vụ của PCA là khuyến khích việc giải quyết tranh chấp liên quan đến các quốc gia, tổ chức nhà nước, các tổ chức liên chính phủ, và các bên tư nhân bằng cách hỗ trợ trong việc thành lập các tòa án trọng tài và tạo thuận lợi cho công việc của họ.

Tính đến thời điểm này, Tòa đã có hơn 120 quốc gia thành viên và trong đó bao gồm cả Trung Quốc.

Trung Quoc phot lo phan quyet cua PCA, Philippines dua vu kien ra Hoi dong Bao an LHQ
Một phiên điều trần về vụ kiện giữ Philippines và Trung Quốc tại PCA

Vào ngày 22/2/3013, Philippines đã đâm đơn kiện Trung Quốc về đường lười bò tại PCA  theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) về việc nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền Đường lưỡi bò đối với biển Đông.

Sau một thời gian dài xem xét giải quyết vụ việc,  ngày 29 tháng 10 năm 2015, Tòa án Trọng tài thường trực đã xác định thẩm quyền xét xử của mình về vụ kiện này cho dù Trung Quốc từ chối tham dự cuộc phân xử.

Trong đơn kiện, phía Philippines mong muốn:
1) Các bên có quyền và nghĩa vụ tương ứng với các vùng nước, đáy biển và các thực thể biển của Biển Đông theo đúng Công ước Luật biển  (CƯLB) và yêu sách đường chín đoạn không phù hợp với CƯLB, do đó không có giá trị.

2) Xác định theo Điều 121 CƯLB một số thực thể biển mà cả Trung Quốc và Philippines cùng yêu sách là đảo, đá hay bãi và liệu chúng có danh nghĩa tạo nên lãnh hải 12 hải lý hay không.

3) Philippines được thực hiện các quyền của mình bên trong và bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác lập theo CƯLB.

Còn về phí Trung Quốc đã từ chối tham gia vào vụ kiện tụng và cho rằng  Tòa Trọng tài không có thẩm quyền vì:

1) Nội dung chính của vụ kiện là chủ quyền lãnh thổ trên một số thực thể biển ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của Việt Nam) nằm ngoài tranh chấp về giải thích và áp dụng CƯLB.

2) Tranh chấp là một phần hữu cơ của phân định biển và vấn đề này đã bị Trung Quốc bảo lưu trong Tuyên bố năm 2006.

 3) Philippines vi phạm và các thỏa thuận song phương về đàm phán song phương giữa các bên liên quan trực tiếp.

Xuất phát từ việc Trung Quốc và Philippines đều là thành viên CƯLB, Tòa Trọng tài   khẳng định cả hai bên đều ràng buộc bởi thủ tục giải quyết tranh chấp tại Phần XV của CƯLB đối với các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước.

Trong vụ kiện, Philippines thách thức sự tồn tại và phạm vi danh nghĩa yêu sách của Trung Quốc mà không yêu cầu Tòa Trọng tài phân định tranh chấp biển. Trung Quốc luôn nhắc có quyền lịch sử trong Biển Đông nhưng chưa bao giờ làm rõ tính chất và phạm vi các quyền đó.

Tuy nhiên, theo tình hình gần đây, rất có thể phân thắng sẽ nghiêng về phía Philippines, và Trung Quốc cũng tuyên bố rằng sẽ không quan tâm đến kết quả vụ kiện và tuyên bố của Tòa Trọng tài sẽ không làm ảnh hưởng đến lập trường nước này ở biển Đông.

Trước thềm phiên điều trần cuối cùng tại PCA sắp diễn ra vào cuối tháng 6 này, tất cả những động thái gần đây của Trung Quốc đều thể hiện thái độ quyết liệt chống lại phán quyết của PCA. Nếu PCA ra phán quyết Trung Quốc phải từ bỏ yêu sách đường 9 đoạn và Trung Quốc bác bỏ phán quyết này, thì cộng đồng quốc tế sẽ có những lựa chọn tiếp theo nào trong phản ứng với Bắc Kinh?

Nếu bất kỳ bên nào trong một vụ kiện không thực hiện nghĩa vụ sau phán quyết của Tòa án, bên kia có thể tin tưởng vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Trung Quoc phot lo phan quyet cua PCA, Philippines dua vu kien ra Hoi dong Bao an LHQ
Nếu TQ không tuân thủ phán quyết của PCA, Philippines có thể đưa vụ việc ra Hội đồng Bảo an LHQ

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (UNSC)  là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua mà phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì bắt buộc các nước hội viên của Liên Hiệp Quốc phải thi hành.

Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc.

Nói như vậy, nếu Trung Quốc vẫn giữ thái độ phớt lờ với tuyên bố của Tòa án Trọng tài thì phía Philippines sẽ được quyền đưa vụ việc ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và cơ quan này sẽ có trách nhiệm đưa ra biện pháp giải quyết vụ việc.

Tuy nhiên, việc một quốc gia bỏ qua phán quyết của PCA vẫn là vụ việc nghiêm trọng vì nó thể hiện thái độ phớt lờ luật pháp quốc tế, đặc biệt khi quốc gia đó lại là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Hội đồng Bảo an có thể tìm kiếm một cuộc thảo luận và ra nghị quyết về vấn đề này, trong đó khẳng định việc từ chối phán quyết của PCA rất có hại cho uy tín của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà phải mất hàng thập kỷ nhân loại mới xây dựng nên.

Dự thảo nghị quyết này có thể nêu bật vấn đề Biển Đông là nơi có những tranh chấp gây ra ma sát, căng thẳng quốc tế nên việc đảm bảo giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế cũng là một nhiệm vụ của Hội đồng Bảo an.

Vậy sẽ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ giải quyết vấn đề như thế nào khi 1 trong 5 thành viên thường trực của cơ quan này đã vi phạm nặng nề luật pháp và hiệp ước quốc tế?

 Mặc dù gần như chắc chắn không thể tránh khỏi Trung Quốc, có lẽ cả Nga sẽ tìm cách ngăn chặn Hội đồng Bảo an thảo luận về chuyện này, nhưng đây vẫn là việc nên làm nhằm thức tỉnh trách nhiệm của các thành viên Liên Hợp Quốc phải bảovệ luật pháp, công lý và trật tự quốc tế.

Trung Quoc phot lo phan quyet cua PCA, Philippines dua vu kien ra Hoi dong Bao an LHQ
Tổng thống Obama luôn kêu gọi TQ tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài

Những thành viên còn lại của Hội đồng Bảo an đang có lập trường như thế nào?

Ít nhất 2 trong số 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an là Mỹ và Anh đã ủng hộ mạnh mẽ PCA và phán quyết của Tòa trong vụ kiện này, mặc dù cho tới nay Mỹ vẫn chưa phê chuẩn UNCLOS. Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng David Cameron đã nhấn mạnh vai trò và phán quyết của PCA, kêu gọi Trung Quốc tuân thủ nó.

Lập trường của Pháp thì khó dự đoán hơn. Paris cũng giống như phần lớn các thành viên khác của EU cho đến nay mới chỉ kêu gọi giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua luật pháp quốc tế một cách chung chung.

Một vài thành viên không thường trực có thể sẵn sàng hỗ trợ một cuộc thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vụ kiện của Philippines. Nhật Bản đang ủng hộ mạnh mẽ xu thế này, Malaysia là một bên yêu sách và ngày càng lo ngại trước hành vi leo thang của Bắc Kinh, nhưng vẫn tìm cách duy trì quan hệ song phương đặc biệt với Trung Quốc.

Australia có một sự quan tâm mạnh mẽ trong việc đảm bảo các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS. Australia xem yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc là không thể chấp nhận, hành vi của Trung Quốc ở Biển Dông không phù hợp với trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ.

Như vậy, có thể thấy phần lớn bất lợi vẫn thuộc về Trung Quốc và xét một cách khách quan nước này khó có thể phớt lờ được phán quyết của PCA dưới sức ép của dư luận và của các nước đối đầu cho dù Trung Quốc có là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đi chăng nữa.

Khánh Ly (Tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI