Thực tập sinh châu Á tại Nhật Bản: Phá thai để giữ việc làm

13/04/2022 - 06:33

PNO - Việc mang thai hay sinh con đối với nữ thực tập sinh hoặc công nhân nước ngoài tại Nhật Bản vô cùng rắc rối vì những quy tắc nơi làm việc.

Khi Vanessa, một công nhân người Philippines nói với người quản lý của mình rằng cô ấy đang mang thai thì điều đầu tiên cô được đề nghị là... phá thai và sau đó gây áp lực buộc cô phải nghỉ việc.

Các nhà hoạt động cho biết, đó là một ví dụ điển hình về sự lạm dụng, cho hành vi phân biệt đối xử mà những thực tập sinh nước ngoài phải chịu đựng ở Nhật Bản khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động ký kết giữa các nước.

Hiện tại, ở Nhật Bản có khoảng 275.000 công nhân đến từ các quốc gia phần lớn là châu Á. Đây được xem là nguồn lao động dồi dào mang đến cho Nhật Bản - một đất nước vốn đang thiếu hụt nguồn lao động trẻ có giá trị đối với dân số già của Nhật Bản. Nhưng chương trình xuất khẩu lao động vốn rất được hoan nghênh này đã bị che đậy bởi các cáo buộc phân biệt đối xử và lạm dụng thể chất đối với nữ công nhân. Thậm chí, các nữ thực tập sinh còn có thể phải đối mặt với những áp lực đặc biệt khi mang thai.

 số lượng nhỏ lao động nhập cư, nhưng chương trình này đã bị che đậy bởi các cáo buộc phân biệt đối xử và lạm dụng thể chất (Ảnh: AFP / File / Charly TRIBALLEAU)
 Nhiều lao động hay thực tập sinh nữ ở Nhật Bản đôi khi phải lựa chọn giữa công việc và sinh con. Ảnh: AFP 

Khi phát hiện ra mình có bầu, Vanessa đang làm việc tại một viện chăm sóc người cao tuổi ở thành phố Fukuoka phía Nam Nhật Bản. Khi đó, cô hy vọng có thể quay trở lại làm việc sau khi sinh con. Tuy nhiên, ông chủ của cô đã ép cô phá thai mặc dù thủ thuật này bị coi là điều cấm kỵ và là tội ác tại quê nhà cô.

"Tôi đã nghĩ, làm sao họ dám. Phá thai là lựa chọn của người mẹ, không phải của ai khác", cô nói. Nhưng khi cô từ chối phá thai, những người quản lý đã buộc cô phải nghỉ việc.

Bộ Y tế Nhật Bản cho biết, có hơn 630 thực tập sinh đã nghỉ việc vì mang thai hoặc sinh con từ năm 2017 đến năm 2020. Nhưng nhiều người nói rằng đó có thể là "phần nổi của tảng băng chìm", và không có thống kê nào cho thấy có bao nhiêu người đã bị áp lực để tránh hoặc chấm dứt việc mang thai.

Masako Tanaka, giáo sư Đại học Sophia chuyên nghiên cứu về quyền sinh sản của phụ nữ nhập cư tại Nhật Bản cho biết: “Hầu hết các thực tập sinh, công nhân đều trong độ tuổi sinh sản... Nhưng việc mang thai lúc đang làm việc tại Nhật Bản lại là điều cấm kỵ. Mặc dù pháp luật Nhật Bản có quy định cấm quấy rối hoặc phân biệt đối xử với người mang thai, nhưng "quấy rối thai sản" vẫn là một vấn nạn đối với phụ nữ Nhật Bản, và các thực tập sinh người nước ngoài thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn".

Các báo cáo về phân biệt đối xử dựa trên việc mang thai vào năm 2019 đã khiến cơ quan nhập cư của Nhật Bản nhắc nhở các nhà tuyển dụng về quyền của thực tập sinh. Nhưng Hiroki Ishiguro, một luật sư đại diện cho các thực tập sinh cho biết các nhà tuyển dụng thường coi họ là lao động giá rẻ có thể hoán đổi cho nhau. “Đối với một số người sử dụng lao động, việc trả thực tập sinh hoặc công nhân về nước hay thay thế họ bằng những người mới sẽ dễ dàng hơn việc phải lo cho người lao động đang mang thai", luật sư Hiroki nói.

Thảo Nguyễn (theo AFP, CNA)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI