Lần thứ tư Mỹ hủy kết quả thi SAT ở châu Á vì gian lận

12/03/2015 - 20:14

PNO - PN - Tháng thứ tư liên liếp, kết quả kỳ thi SAT ở một số nước châu Á đã bị hủy vì liên quan đến việc gian lận. Như vậy là trong bốn tháng liên tiếp là tháng 10, 11, 12/ 2014 và tháng 1/2015, kết quả này bị từ chối.

edf40wrjww2tblPage:Content

Tuy nhiên, có bao nhiêu bài thi bị hủy kết quả, cũng như kỳ thi diễn ra ở những quốc gia nào đều không được các cơ quan tổ chức thi thông báo. Họ làm gì để tìm ra thủ phạm và ngăn chặn việc gian lận? Tất cả đều không có câu trả lời với lý do đảm bảo an ninh.

Lan thu tu My huy ket qua thi SAT o chau A vi gian lan

Hàng năm có khoảng 650.000 học sinh Hàn Quốc tham dự các kỳ thi SAT nhằm tìm một chỗ vào các trường Đại học Mỹ.

Hai điều kiện tiên quyết để được vào một trường đại học Mỹ hoặc lấy học bổng Mỹ là trình độ tiếng Anh(qua điểm thi TOEFL hay IELTS) và điểm SAT.

SAT viết tắt của Scholastic Aptitude Test, là một trong những kỳ thi chuẩn hóa cho việc đăng ký vào một số đại học Mỹ, do tổ chức phi lợi nhuận College Board quản lý và được phát triển bởi tổ chức ETS - Educational Testing Service.

Hình thức thi là trắc nghiệm các kiến thức tự nhiên và xã hội. Chứng chỉ được tổ chức thi ở một số nước châu Á như Trung Quốc và Hàn Quốc. Kết quả thi SAT ở châu Á bị hủy do nghi vấn gian lận là một vấn đề đã kéo dài nhiều năm.

Tháng 5/2013, College Board đã hủy bỏ toàn bộ kỳ thi SAT và các chủ đề thi ở Hàn Quốc vì phát hiện có những câu hỏi bị rò rỉ ra ngoài. Kết quả thi SAT hồi tháng Mười năm ngoái cũng bị xem xét lại.

Theo ông Bob Schaeffer, Giám đốc giáo dục công của tổ chức phi lợi nhuận National Center for Fair & Open Testing, được biết đến là FairTest, sở dĩ các kỳ thi SAT ở Trung Quốc và Hàn Quốc gian lận được có thể do các kỳ thi SAT Mỹ đã diễn ra ngay trước kỳ thi SAT ở châu Á. Vì thế, với sự thông đồng của một số nhân viên thuộc các công ty tổ chức thi cử này, đề thi cũng như đáp án được đem bán cho những đối tượng có nhu cầu.

Kỳ kiểm tra SAT sắp tời ở châu Á là vào tháng Năm.

ĐỨC ANH
(Theo Washington Post)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI