PN - Đến xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu hỏi nhà bà Trần Thị Láng thì hầu như ai cũng biết. Nhà bà Láng nhỏ bé nằm trên một triền đê. Khi chúng tôi tới, người phụ nữ trạc hơn 60 tuổi rời võng, đón tiếp. Dù đã được nghe nói, nhưng chúng tôi không khỏi bất ngờ khi thấy bà Láng trong dáng vóc của một người “khổng lồ”: Cao trên 2m, đôi vai rộng, đôi chân đen bóng, trừ những đầu ngón chân trắng đến lạ lùng.
PN - Mẹ và bé Mơ đứng chờ thang máy. Cửa mở, vừa thấy bác Hường làm cùng phòng với mẹ, Mơ đã vòng tay cúi đầu chào. Bác Hường không đi một mình mà đi cùng một khách hàng. Mẹ nhắc Mơ thưa cả bác kia nữa. Cũng với thái độ cung kính ban nãy, Mơ cất tiếng lảnh lót: “Con ạ… bác kia!”.
PNO - Lần đầu tiên trong đời má được đi máy bay, được ngồi trên chín tầng mây. Má về khoe với hàng xóm “Ôi bà ơi, nó cũng dằn dằn xóc xóc như mình đi xe ca vậy”… Có lẽ trong đời của má, cảm xúc về chuyến bay đầu tiên này má sẽ nhớ mãi.
Nghèo khó và bệnh tật ập xuống gia đình 12 người, cướp đi cuộc sống của người cha và ba người con. Người con gái thứ năm trong gia đình ấy đã gượng dậy, làm trụ cột cho tinh thần và cuộc sống của những người ở lại dù cái giá phải trả là những cơ cực mưu sinh, bệnh tình hành hạ và đắt nhất là đánh đổi tuổi thanh xuân…
PNO - Buổi chiều cơm nước xong, anh bắc ghế ra ngồi trước nhà. Mặt trăng lên sớm, đã ló dạng sau ngọn cây dừa. Trong nhà, dọn dẹp đâu đó xong, chị bước đến bên cái cát - xét cũ kỹ, nhấn nút, có tiếng nói phát ra. Đó là tiếng học bài của thằng con lớn. Hồi còn ở nhà, thằng bé thường thu bài học vào băng, rồi mở ra nghe như một cách học bài. Giờ cả hai đứa con đều ở xa, mỗi khi buồn, nhớ con, anh chị lại mở ra nghe.
PN - Bà Neale S.Godfrey (SN 1951) nổi danh với 26 đầu sách thuộc lĩnh vực dạy trẻ về tài chính ở Mỹ - vừa có cuộc gặp gỡ với độc giả Việt Nam nhân dịp phát hành cuốn Tiền không mọc trên cây (DTBooks và NXB Thời Đại). Theo bà Neale S.Godfrey, trẻ em cần thiết phải tiếp xúc và biết cách sử dụng, quản lý tài chính ngay độ tuổi lên ba, lên năm thông qua “lao động” việc nhà và được trả công. Báo Phụ Nữ đã có cuộc trao đổi với bà xoay quanh vấn đề này.
PN - Năm tôi lên 10, mẹ mất, bố đi bước nữa. Từ đó, tôi và chị về sống với ngoại. Ngoại tôi cao tuổi, ở một mình, có chị em tôi về, ngoại vui lắm. Chị bàn với ngoại, mùa khô bán nước mía trước ngõ, mùa mưa thì bán chè nóng.
PN - Má mất khi con mới hơn một tuổi, ba lâm cảnh “gà trống nuôi con”. Thương con thiếu tình mẹ, nên ba cưng con lắm nhưng cũng thật nghiêm khắc với con. Con đi học phải về đúng giờ, chơi với ai cũng phải nói với ba.
PNO - Là con ai lại không muốn mình được ba mẹ yêu thương, chiều chuộng nhưng giờ ở tuổi 67, đã có cháu nội ngoại, tôi lại ao ước thật lòng là phải chi ngày xưa mẹ tôi nghiêm khắc trong việc uốn nắn tôi, hẳn tôi đã không có một thời gian khốn đốn như vậy.
PNCN - Hôm nay, mẹ con mình lại phải chuyển nhà. Bà chủ trọ đòi lên tiền phòng, mà lương mẹ thì chẳng có dấu hiệu nhúc nhích. Sữa lên giá, tã giấy lên giá, bột ăn dặm lên giá, đến cả hộp phô mai và chai phấn rôm cũng lên giá. Mẹ loay hoay trong những toan tính một mình, chẳng biết nói với ai, than thở với ai. Ông bà ngoại ở rất xa, mà làm sao phiền cha mẹ mãi, khi bản thân mình đã tự quyết định làm mẹ, tự quyết định giữ lấy con, nuôi con, dù phải một mình.
PNCN - Gần sáng, rón rén mở cửa vào phòng tắt đèn giúp con gái, tôi điếng hồn thấy cháu mình trần như nhộng ngủ quên bên cạnh một vật... Định thần lại thì thấy đó là “của quý” của đàn ông làm bằng cao su trông y như thật.
PNCN - Trong xóm có nhiều bạn trạc tuổi, nhưng Bin và Ti thích chơi với nhau nhất. Có thể do cả hai không chỉ sinh cùng năm mà còn chào đời chung một ngày, một tháng. Cũng có thể do hai nhà gần nhau, nên từ hồi bé xíu Bin và Ti đã được hai mẹ ẵm qua lại “giao lưu”.
PN - Bố chồng mất sớm, mẹ chồng chị phải gồng gánh nuôi sáu người con ăn học. Chồng chị là con cả, lại là con trai duy nhất. Tốt nghiệp đại học nhưng không xin được việc làm ở quê nhà, anh quyết định vào Nam lập nghiệp, rồi xây dựng gia đình. Các cô em chồng cũng lần lượt xuất giá. Không đành lòng để mẹ già thui thủi một mình, sau khi cất được ngôi nhà khá khang trang, vợ chồng chị quyết định đưa mẹ vào Nam sống cùng.
PN - Bà nội tôi hay kể chuyện xưa, rằng đạo làm con ngày trước phải thế này, thế kia. Bà kể chuyện cũ để so sánh với những gì đang bày ra trước mắt mỗi ngày của cái xóm nhỏ nửa quê nửa thị. Mỗi lần nội kể, tôi cứ nghĩ thầm rằng người già nào cũng thích hoài cổ, vậy thôi. Cuộc sống ngày mỗi hiện đại hơn, có gia đình thế này, thế khác cũng là chuyện hết sức bình thường.
PN - Cổng trường mở, mẹ và những phụ huynh khác vội vã vào lớp đón con về. Đi từ xa, mẹ đã thấy bé con của mẹ đứng ở cửa lớp, mặt mũi bần thần như vừa có chuyện không vui.
PNO - Mỗi độ hè về, ra chợ thấy người ta bán tép muỗi, lòng tôi lại xốn xang nhớ những ngày thơ bé ở quê.
Sau 10 năm đằng đẵng chữa hiếm muộn, một cặp vợ chồng người Anh vừa vỡ òa niềm vui khi đón nhận cùng lúc 4 cô con gái, từ một phôi duy nhất thụ tinh trong ống nghiệm. Xác suất ca này vô cùng hiếm gặp, 70 triệu mới có một.
PNO - Sáng nay mẹ thức dậy sau một đêm dài thức trông con. Đêm qua con ngủ không yên, cứ ọ ọe, ọ ọe mãi trong nôi, làm cả ba và mẹ đều không an giấc.
PN - Vợ chồng tôi sống với nhau đã nhiều năm nhưng chưa khi nào xảy ra chiến tranh lạnh hay cãi vã, bởi tôi rất chăm chỉ kiếm tiền và chỉ biết có gia đình. Vì vợ con, tôi đã từ bỏ nhiều cuộc vui riêng, thậm chí không tụ họp bạn bè chè chén. Có người nói tôi “sợ vợ”. Mặc kệ, tôi không quan tâm, miễn tình cảm gia đình tôi ngày một vun đầy, hạnh phúc. Nhìn vào cuộc sống của chúng tôi, ai cũng bảo vợ tôi là người phụ nữ may mắn, còn vợ thì cho rằng được vậy là do cô ấy biết chọn chồng.
PN - Hôm qua con gọi điện về cho mẹ khóc tức tưởi. Con đã cất công đặt món nấm ở nhà hàng nổi tiếng, bởi mẹ chồng thích ăn nấm thơm ngon, con đưa bà đến những nhà hàng sang trọng, thưởng thức bữa cơm cuối tuần để tỏ lòng hiếu thảo… nhưng mẹ chồng tỏ ra khó chịu khi được con “chiều chuộng” như thế.
PN - Con nằng nặc đòi tổ chức sinh nhật tại lớp và tặng quà cho các bạn. Mẹ viện đủ lý do ngăn cản, con vẫn phụng phịu không vui.
PNO - Chiều nay, mẹ gọi điện giục con đặt vé cho mẹ về quê. Nghe giọng mẹ có vẻ buồn, con cảm thấy bất an nên đánh liều hỏi: “Có đặt vé khứ hồi không hả mẹ?”. Mẹ im lặng không trả lời.
Ba mẹ lần lượt qua đời, Nguyễn Thị Quyền (lớp 5 trường tiểu học thị trấn Tân Hưng, Long An) “đóng vai” cả cha lẫn mẹ để chăm sóc cho em trai Nguyễn Văn Linh (học lớp 3 cùng trường). Tuy gặp rất nhiều khó khăn, chi tiêu dựa vào số tiền làm thợ hồ ít ỏi của người anh trai ở xa gửi về, học lực của hai chị em vẫn không tuột dốc.
PNO - Cả nhà đang thiu thiu ngủ, bỗng nghe tiếng dế gáy vang rền. Lạ thật, nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, đâu có chỗ nào cho dế “trú chân”? Hai con trai bật dậy như lò xo, bốn mắt nhìn nhau rồi nhìn sang mẹ.