Hội chứng "con nhà người ta" khiến trẻ trở nên ích kỷ, đố kỵ

21/05/2016 - 07:34

PNO - Tiến sĩ cho hay: "Việc cha mẹ hay so sánh con mình với những đứa trẻ khác sẽ làm trẻ mắc tâm lý ích kỉ và đố kỵ rất nặng nề".

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen so sánh con cía mình với "con nhà người ta" để mong rằng con có những cố gắng, nỗ lực để bằng bạn bằng bè. Tuy nhiên, cha mẹ đã không biết rằng, chính những hành động đó đã vô tình khiến trẻ mắc phải một thói xấu đó là ích kỷ, luôn đố kị và hiếu thắng.

Do những lời nói vô tình của người lớn chê trách con khi con làm gì đó yếu kém, không đúng, lấy một người nào đó ra để so sánh với con để con noi gương đã khiến trẻ hình thành tâm lý tự ti mặc cảm, từ đó sinh ra ganh ghét, đố kỵ không muốn người khác hơn mình.

Hoi chung
Cha mẹ so sánh con mình với con người khác khiến bé trở thành người ích kỷ, hay đố kỵ

Câu chuyện của chị Thu Thảo (Cổ Nhuế, Hà Nội) là một ví dụ điển hình trong việc sai sót khi nuôi dạy trẻ.

Nhà chị có hai bé Tôm và Tép, bé Tôm là anh năm nay đã vào lớp 5, tính bé hiền lành, cẩn thận và ngăn nắp. Trái lại với anh trai mình, bé Tép năm nay học lớp 3, tính bé vô cùng hiếu động, ham vui và khá nghịch ngợm.

Nếu bé Tôm vợ chồng chị Thảo yên tâm và ít phải nhắc nhở bao nhiêu thì bé Tép khiến chị nhiều lúc phải đâu đầu bấy nhiêu. Bé luôn luôn nghịch ngợm đồ đạc trong nhà, đồ dùng và đồ chơi bé hay vứt lung tung, bé cũng không tự giác học bài về nhà và rất mải mê chơi siêu nhân.

Nhiều lân nhắc nhở con không được, chị hay lấy bé Tôm ra để làm gương cho bé Tép, nhiều lần như thế thành quen, nên cứ mỗi khi bé tép mắc lỗi gì, chị lại bắt đầu bằng câu: "Con nhìn anh Tôm đi, có như con không....".

Chị chia sẻ rằng, có khi quen miệng, những vấn đề nhỏ nhặt nhất cũng khiến chị lôi hai anh em ra so sánh: "Ví dụ như con không chịu dọn đồ chơi mình lại trách móc con rằng: "Con nhìn anh Tôm xem, anh có bao giờ vứt đồ đạc bừa bãi như con không, hãy nhìn cách anh dọn đồ và thu dọn ngay đi!" hay khi con bị điểm kém: "Do con lười học để mẹ phải nhắc nhở suốt ngày nên mới bị điểm kém đấy, con thấy anh Tôm có bao giờ điểm thấp thế này không?" và còn rất lần nữa mình hay lôi Tôm ra làm tấm gương so sánh với Tép".

Chị Hà nói: "Mọi chuyện cứ thế diễn ra nếu như một ngày mình không nghe câu chuyện của hai đứa con mình. Mình đang trong bếp nấu ăn thì thấy hai anh em xảy ra xung đột, mình nghĩ là chuyện trẻ con thôi nên không quan tâm lắm, bỗng nghe thất Tép nói rằng: "Em ghét anh lắm, mẹ lúc nào cũng anh Tôm, mẹ đâu có thương em đâu!" nghe xong câu nói đó của con tôi mới tá hỏa giật mình, không nghĩ rằng một đứa bé lớp 3 như con mình lại có thể nói ra được câu như thế".

Ngay sau đó, tôi chú ý đến con nhiều hơn, tôi mới thấy rằng bấy lâu nay mình vô tâm như vậy. Hóa ra Tép rất hay để ý khuyết điểm của anh Tôm để tố cáo với bố mẹ rằng "tấm gương" của mẹ cũng không có gì tốt đẹp đâu. Hay Tép rất ghét phải nhường anh Tôm một cái gì đó, nếu hai anh em cùng thích một thứ, thì Tép phải giành cho kỳ được giống như không muốn anh hơn mình. Nếu Tôm có thứ gì mà Tép không có, lập tức bé sẽ phản ứng rất gay gắt và cho rằng anh không được hơn mình, mặc dù bé Tôm luôn là người nhún nhường nhưng dường như Tép không thể có thiện cảm với anh trai mình.

Hay cách mà Tép chế giễu bé Hoài Thư - là cô bé hàng xóm, cũng là một "tấm gương" mà chị Thảo hay đem ra để Tép noi theo - khi bé bị điểm kém một cách rất hả hê và thỏa mãn. Bé nói rằng: "Thế mà mẹ tớ cứ bảo cậu học giỏi lắm, học giỏi mà được 5 điểm à, hôm nay tớ được 7 điểm cơ, lêu lêu".

Nhiều lần cô giáo cũng phản ánh rằng bé Tép hay nghịch phá làm hỏng đồ đạc của các bạn trong lớp, có khi còn ném giày dép của các bạn vào thúng giác khiến các bạn khóc cả buổi còn Tép thì rất hả hê.

Hoi chung
Đôi khi cũng khiến bé tự ti, mặc cảm

Sau khi sâu chuỗi những hành động lạ của con, chị Thảo mới bất giác giật mình hoảng hồn, có lẽ chính cách dạy con sai lệch của chị đã khiến bé hình thành tư tưởng luôn luôn đố kỵ, ganh gét với người khác, không muốn người khác hơn mình, luôn coi khiếm khuyết của người khác là trò để mình chế giễu và đặc biệt là với những đối tượng mà chị hay nêu ra để so sánh với con.


 
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI