Hiền như ông ngoại

26/12/2022 - 11:45

PNO - Khi hát: “Trời mưa bong bóng phập phồng, má đi lấy chồng con ở với ai”, tôi sẽ tự đáp: "Con ở với ông ngoại".

Ngày đó, mỗi lần trời mưa, tôi thường đu lên cửa sổ, tay nắm chặt mấy thanh gỗ chắn, nhìn ra trời hát: “Trời mưa bong bóng phập phồng, má đi lấy chồng con ở với ai”. Rồi tôi tự đáp: "Con ở với ông ngoại".

Ông ngoại tôi cao, da rám nắng, cơ bắp chắc khỏe. Ông là một nông dân ít nói, hay cười. Mỗi sáng ông thường dậy sớm, nhóm bếp củi đun ấm nước, pha bình trà nóng. Sau khi nhâm nhi xong vài tách trà, ông vác cuốc ra vườn, bắt đầu công việc. Ông tôi chỉ mặc mỗi cái quần đùi lò xo (quần đùi vải ngày xưa, mặc lâu nó ngả màu cháo lòng và vải cuốn xoăn lại). Ông có thói quen không mang dép, không đội nón khi làm vườn. 

Khu vườn sau nhà, ông đào cái ao nhỏ, dẫn nước từ mương vào nuôi cá. Cạnh ao là những luống khoai lang xanh tốt. Dọc theo con mương bên hông nhà ông trồng nhiều cây mít, tán dài rợp bóng làm nước con mương luôn mát lạnh. Từ nhỏ ngày nào tôi cũng tắm ở con mương này.

Ảnh mang tính minh họa
Ảnh mang tính minh họa

 

Mỗi khi có đám tiệc hay có việc đi đâu quan trọng, ông thường mặc áo sơ mi, quần tây trông rất lịch lãm, phong độ. Có lần ông đi lên Đơn Dương (Lâm Đồng) thăm nhà cháu gái, được cháu mua tặng đôi dép da rất đẹp. Ông tiếc, không dám mang qua những đoạn đường có đá, có nước, nên cặp đôi dép vào nách đi chân đất về nhà. Cả nhà nhìn mà thương ông vô cùng.

Ông thích ăn nhất món mắm nêm cá cơm. Ông gắp từng con bỏ vào chén cơm nóng ăn một cách ngon lành, nhìn ông ăn ai cũng phát thèm. Mỗi lần về thăm ông, má tôi không quên muối vài hũ mắm mang về. Ngày tết, ông ưa nhất món canh khổ qua nhồi thịt, mà phải hầm thật mềm mới được.

Tôi nhớ, có đợt cả tuần mà không thấy nhà nấu cơm. Ông lấy bắp, rang lên bỏ vào cối với vài cục đường tán. Giã xong, ông múc ra chén đưa cho tôi. Tôi vừa ăn vừa thổi, bột bắp bay khắp mặt, làm tôi ho sặc sụa. Ông vừa vỗ lưng cho tôi vừa chửi “cha mày!” rồi ông cười. Nụ cười ấy chứa đầy những yêu thương, ấm áp, khiến tôi không bao giờ quên.

Chưa bao giờ ông la mắng tôi một câu, mặc dù tôi nghịch hơn con trai. Trời mưa, nước đọng lại xung quanh miệng giếng sau nhà. Tôi ra bò trườn trên vũng sìn lầy đó, mặt mày, tay chân lấm lem bùn đất. Ông ngoại ngồi bên bếp củi với nồi cơm đang sôi. Ông giục: “Vào nhà đi. Má con về đánh bây giờ”. “Dạ không ông ơi. Con thích tắm mưa”, tôi la lên và tiếp tục công cuộc tắm bùn. 

Một hôm, ông đang cuốc đất dẫn nước vào gốc bưởi, tôi chơi cạnh đó và rơi tõm xuống mương, chỗ nước sâu quá đầu. Tôi ngoi lên hụp xuống miệng kêu: “Ông ngoại ơi! Cứu con!”. 

Nghe tiếng tôi, ông vội quăng cây cuốc, băng qua bụi gai khô, nhảy xuống mương chụp cánh tay nhỏ chới với, vớt tôi lên bờ. Tôi được ông bế vào nhà sơ cứu, đến gần chiều mới tỉnh lại. Sau trận “thập tử nhất sinh” ấy, mấy anh chị con của dì tôi mới có câu ghẹo: “Hiền lé té đường mương, 3 giờ chiều tỉnh dậy”.

Theo giấy căn cước, ông tôi sinh năm 1913 nguyên quán tỉnh Bình Trị Thiên. Năm 1926, ông cùng mẹ và em gái được người anh khác cha của ông đưa vào tỉnh Thuận Hải. Mọi chuyện ông đều nghe theo sự sắp đặt của người anh. Khi ông lớn, cũng chính anh trai chọn bà ngoại làm vợ ông, bởi ông hiền quá, không dám mở lời tán tỉnh ai. Bà ngoại giỏi giang, quán xuyến mọi việc trong gia đình. Bà sinh con cho ông, cả thảy gần 10 người.

Dưới tán cây trước sân mỗi buổi trưa hè, trên chiếc giường tre ông nằm nghỉ ngơi. Tôi hay lại gần ông huyên thuyên hỏi đủ thứ chuyện “trên trời dưới đất”: “Quê ông ngoại ở đâu?”, “Ông có muốn về quê của ông không?”…

Ngày ông mất, tôi đang học ở TPHCM. Hay tin tôi vội về Ninh Thuận, nhưng không còn cơ hội gặp mặt ông. Cũng chính khi đó, bà con ở quê ông mới lần ra địa chỉ tìm đến, và đã muộn. 

Ông ngoại tôi hiền lành, các cụ ở quê bảo là “u” - tức không lanh lợi, không rành đường đi nước bước như người ta. Ngày trước, cha của ông ngoại thương nhớ vợ con, nhưng bà con họ hàng ngày ấy không dám cho ông cố vào Nam, vì sợ ông tìm không ra con cháu, cũng chẳng biết đường về. Ông ngoại tôi đã rất muốn trở về thăm quê, nhưng cảnh gà trống nuôi con bữa đói bữa no buộc ông đành gác ước mong ấy lại.

Càng nghĩ đến chuyện ấy, tôi càng thương ông hơn. 

Phan Thanh Hiền

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    12-09-2024 11:32

    Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.

  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.

  • Chỉ đường cho hươu...: Dọn “cỏ” hay… có sao để vậy?

    Chỉ đường cho hươu...: Dọn “cỏ” hay… có sao để vậy?

    10-09-2024 11:21

    Mỗi lần con thay sang đồ bơi là các bạn cười khúc khích và nhắc con phải chịu khó triệt lông gọn gàng vùng đó cho khô thoáng.

  • Bà cụ U100 vẫn minh mẫn nhờ luôn tay vận động

    Bà cụ U100 vẫn minh mẫn nhờ luôn tay vận động

    10-09-2024 06:12

    Bí quyết để có sức khỏe và niềm vui của bà rất đơn giản: luôn luôn siêng năng vận động - từ thời còn trẻ cho đến tận lúc già.

  • Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    09-09-2024 15:34

    Những cái cây bật rễ trong vườn cũng được vực dậy, hi vọng bộ rễ sẽ ôm chặt lấy đất vườn rồi đứng lên mà già đi cùng trẻ con, người lớn...

  • Con thương cha mẹ thật nhiều

    Con thương cha mẹ thật nhiều

    09-09-2024 15:00

    Bác sĩ chẩn đoán là cột sống của tôi có 1 chấm nhỏ giống như khối u, nhưng cha tôi cứ dửng dưng không thấy lo lắng gì.

  • Màn kịch hạnh phúc

    Màn kịch hạnh phúc

    09-09-2024 06:49

    Những chuỗi ngày liên tiếp như thế trôi qua. Càng ngày tôi càng trở thành một con người lạnh lùng, cô độc và chỉ muốn bứt phá, nổi loạn.

  • Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    08-09-2024 12:18

    Muốn vực dậy văn hoá đọc cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc ấy cần làm ngay kẻo quá muộn!

  • Tiếng rao thánh thót một đời

    Tiếng rao thánh thót một đời

    08-09-2024 06:21

    Sau này khi lớn lên và hiểu rõ hơn về từng ngành nghề, tôi lại thấy trân quý công việc của má.

  • Giá như ba mẹ dám sống khác…

    Giá như ba mẹ dám sống khác…

    07-09-2024 15:01

    Trong thẳm sâu, sự nuối tiếc về một phần cuộc đời lẽ ra đã có thể rất vui vẻ, hạnh phúc vẫn luôn ám ảnh anh.

  • Cháu tôi sợ đến lớp

    Cháu tôi sợ đến lớp

    07-09-2024 10:00

    Theo các chuyên gia tâm lý, chính sự quá ỷ lại vào ba mẹ góp phần khiến trẻ sợ đến lớp và khó hòa nhập trong môi trường cần tính kỷ luật.