Hơn 14 triệu người trên thế giới có thể tử vong do Mỹ cắt giảm viện trợ

02/07/2025 - 21:14

PNO - Ngày 1/7, dự báo trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Lancet, rằng việc Mỹ cắt giảm viện trợ ở nước ngoài có thể khiến hơn 1 triệu người thiệt mạng.

Người tị nạn Congo tại một trung tâm trung chuyển ở Burundi xếp hàng để nhận thực phẩm được phân phát từ đợt cuối cùng do USAID cung cấp, ngày 6 tháng 5 năm 2025. Ảnh: Luis Tato/AFP/Getty Images
Người tị nạn Congo đang xếp hàng để nhận thực phẩm được phân phát từ đợt cuối cùng do USAID cung cấp, ngày 6/5. Ảnh: Luis Tato/AFP/Getty Images

Theo đó, dự báo cho biết, việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cắt giảm mạnh viện trợ nước ngoài, từ nay đến năm 2030 có hơn 14 triệu người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất thế giới, trong đó 1/3 là trẻ em.

Ông Davide Rasella - một nhà nghiên cứu tại Viện y tế toàn cầu Barcelona (ISGlobal) - cảnh báo việc cắt giảm viện trợ này có nguy cơ dừng đột ngột, và thậm chí đảo ngược những tiến bộ y tế đạt được trong 2 thập niên ở các cộng đồng dễ bị tổn thương. Đối với nhiều nước có thu nhập thấp và trung bình, cú sốc này có thể tương đương về quy mô với một đại dịch toàn cầu.

Xem xét lại số liệu từ 133 quốc gia, nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế ước tính viện trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã ngăn chặn được 91,8 trường hợp tử vong tại các nước đang phát triển trong thời gian 2001-2021. Con số này cao hơn số người thiệt mạng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, vốn được coi là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử.

Trước khi viện trợ bị cắt giảm, USAID cung cấp hơn 40% viện trợ nhân đạo toàn cầu, và số tiền này chiếm 0,3% toàn bộ chi tiêu liên bang của Mỹ.

Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng mô hình để dự báo ảnh hưởng của việc Mỹ cắt giảm 83% viện trợ nước ngoài đối với tỷ lệ tử vong. Kết quả cho thấy, việc cắt giảm này có thể dẫn đến hơn 14 triệu trường hợp tử vong từ nay đến năm 2030, trong đó có hơn 4,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi.

Theo các nhà nghiên cứu, các chương trình hỗ trợ bởi USAID đã giúp giảm 15% số trường hợp tử vong nói chung, trong đó riêng trong nhóm trẻ em dưới 5 tuổi, số trường hợp tử vong giảm tới 32%.

Nghiên cứu cho thấy, viện trợ của USAID đặc biệt có tác động giúp ngăn chặn những trường hợp tử vong có thể phòng tránh do bệnh tật. Cụ thể số trường hợp tử vong do HIV/AIDS tại các nước nhận mức hỗ trợ cao giảm 65% so với những nước nhận viện trợ ít từ USAID hoặc không nhận.

Các trường hợp tử vong do sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị bỏ mặc cũng giảm với tỉ lệ 50%.

Sau khi Mỹ giảm viện trợ, một số nhà tài trợ lớn gồm Pháp, Đức và Anh cũng thông báo có kế hoạch cắt giảm ngân sách viện trợ nước ngoài.

Đồng tác giả nghiên cứu Caterina Monti thuộc ISGlobal cảnh báo việc cắt giảm viện trợ này, đặc biệt tại Liên minh châu Âu (EU) có thể dẫn tới nhiều trường hợp tử vong hơn nữa trong những năm tới.

Thảo Nguyễn (theo Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI