Giãn thời gian tiêm giữa 2 liều vắc-xin COVID-19 có thể là sai lầm chết người

03/02/2021 - 19:00

PNO - Khi số ca nhập viện và tử vong do COVID-19 gia tăng, các chính phủ đang lựa chọn giữa ưu tiên tiêm mũi vắc-xin đầu tiên cho càng nhiều người càng tốt, hay thực hiện một cách tiếp cận chậm hơn, cung cấp liều thứ 2 ở khoảng thời gian tối ưu để đạt được sự bảo vệ tối đa.

Một số nhà khoa học cảnh báo rằng kéo giãn các phác đồ thời gian chưa được thử nghiệm có khả năng làm xói mòn niềm tin vào vắc-xin và thậm chí tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các biến thể mới nguy hiểm.

Hiện chưa có nghiên cứu khẳng định việc giãn thời gian giữa hai mũi tiêm vẫn có thể đảm bảo hiệu quả phòng bệnh
Hiện chưa có nghiên cứu khẳng định việc giãn thời gian giữa hai mũi tiêm vẫn có thể đảm bảo hiệu quả phòng bệnh

Phác đồ thời gian cho vắc-xin vẫn chưa rõ

Vắc-xin COVID-19 do Moderna Inc., Pfizer-BioNTech SE và AstraZeneca Plc sản xuất đều được tiêm 2 liều. Thời gian khuyến cáo của liều thứ 2 thay đổi tùy thuộc vào loại vắc-xin và dựa trên các cơ quan quản lý dữ liệu thử nghiệm lâm sàng được sử dụng trong quá trình xem xét. Trong các nghiên cứu, liều Pfizer-BioNTech thứ 2 được tiêm 21 ngày sau mũi tiêm đầu tiên; của Moderna là 28 ngày. Các liều vắc-xin của AstraZeneca được lên lịch cách nhau 4 đến 12 tuần trong 4 lần thử nghiệm.

Tiêm vắc-xin lần 2 nhằm củng cố trí nhớ miễn dịch, từ đó cơ thể dễ dàng tạo ra phản ứng nhanh chóng, có mục tiêu và bền vững bởi các kháng thể đối với kẻ thù xâm lược. Thông thường, các mũi tiêm tăng cường nhằm mục đích cung cấp cho hệ thống miễn dịch “khóa đào tạo” nâng cao, tạo ra các kháng thể tốt hơn. Một số vắc-xin yêu cầu nhiều liều được tiêm cách nhau 4 tháng để tối ưu hóa trí nhớ miễn dịch.

Bằng cách sử dụng số mũi tiêm đáng lẽ dành cho những người đã tiêm liều đầu tiên, các quốc gia bao gồm Pháp và Anh đang hướng tới việc tiêm cho nhiều người hơn.

Điều đó theo sau động thái của các cơ quan y tế Mỹ, sửa đổi hướng dẫn khuyến nghị khoảng thời gian 3 hoặc 4 tuần giữa 2 liều vắc-xin của Moderna và Pfizer-BioNTech. Hướng dẫn mới cho biết các liều có thể được cách nhau lên đến 6 tuần nếu người tiêm không thể tái khám đúng hạn. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết sự chậm trễ nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ mà vắc-xin mang lại.

Điều gì có thể xảy ra nếu khoảng cách quá lớn

Thật khó để biết câu trả lời nếu không nghiên cứu thêm. Dữ liệu từ thử nghiệm Pfizer-BioNTech cho thấy khả năng bảo vệ một phần đạt được sớm nhất là 12 ngày sau liều đầu tiên, nhưng cần phải có 2 liều để mang lại hiệu quả tối đa - mức bảo vệ 95%.

Không có dữ liệu nào chứng minh rằng sự bảo vệ sau liều đầu tiên được duy trì sau 21 ngày. Cũng có lo ngại rằng bệnh nhân được tiêm chủng có thể thay đổi hành vi theo hướng làm tăng nguy cơ lây lan vì chủ quan, phủ nhận một số lợi ích của việc tiêm chủng.

Khoảng cách giữa các liều kéo dài khiến nhóm đối tượng ưu tiên - hầu hết dễ bị tổn thương hoặc có nguy cơ lây nhiễm cao - sẽ khó được bảo vệ không đầy đủ cho đến khi họ tiêm liều thứ 2.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, không có bằng chứng khoa học nào ủng hộ việc kéo dài lthời gian tiêm iều thứ hai của vắc-xin Pfizer-BioNTech lên 12 tuần
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, không có bằng chứng khoa học nào ủng hộ việc kéo dài thời gian tiêm liều thứ 2 của vắc-xin Pfizer-BioNTech lên 12 tuần

Rủi ro về mặt lý thuyết là phản ứng yếu với virus ở hàng triệu người chỉ tiêm một liều sẽ thúc đẩy sự xuất hiện của các biến thể mới có thể tránh được các kháng thể do vắc-xin tạo ra. Điều này sẽ làm suy yếu thành quả trong một năm qua để phát triển vắc-xin an toàn và hiệu quả.

Các hãng sản xuất nói gì

Mặc dù AstraZeneca nghiêng về phía kéo giãn thời gian tiêm chủng, Moderna và Pfizer tỏ ra thận trọng hơn. Pfizer cho biết tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin chưa được đánh giá trên các lịch tiêm khác nhau và điều quan trọng là cơ quan y tế phải theo dõi cẩn thận tác dụng của bất kỳ phác đồ thay thế nào và đảm bảo mỗi người nhận được bảo vệ tối đa có thể - tiêm chủng với hai liều vắc-xin.  

Tiến sĩ Anthony Fauci - người đứng đầu Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ - cho biết, ông lo lắng về việc phải kéo dài lịch tiêm chủng. Hiệp hội Y khoa Anh kêu gọi chính phủ “khẩn trương xem xét” quyết định cho phép hoãn tiêm vắc-xin Pfizer-BioNTech.

Nhóm bác sĩ của Vương quốc Anh ủng hộ việc trì hoãn tiêm liều thứ 2 đến 6 tuần, nhưng kế hoạch của chính phủ còn “vượt xa” điều đó.

Linh La (theo Bloomberg)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI