Điều trị Ebola: Thiếu bệnh viện không bằng thiếu nhân viên y tế

21/09/2014 - 11:03

PNO - PNO – Các cơ quan cứu trợ quốc tế cảnh báo rằng Tây Phi sẽ thiếu trầm trọng nhân viên y tế được đào tạo và các tình nguyện viên để đối phó với sự lây lan nhanh chóng của virus Ebola, khi cộng đồng quốc tế đang xây dựng các...

edf40wrjww2tblPage:Content

Dieu tri Ebola: Thieu benh vien khong bang thieu nhan vien y te

Nhân viên y tế đưa một phụ nữ nghi ngờ nhiễm virus Ebola lên xe cứu thương trước một đám đông tại Monrovia, Liberia - Ảnh: Reuters

"Mắt xích bị đứt chính là nhân viên y tế”, đó là ý kiến của bà Athalia Christie, phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), người vừa trở về từ Liberia, nói với Reuters.

Trong tuần, Mỹ đã công bố kế hoạch gửi quân đội đến Liberia xây dựng 17 trung tâm điều trị Ebola. Các kỹ sư quân sự của Anh đang xây dựng một bệnh viện 200 giường ở Sierra Leone, trong khi LHQ đã thành lập một phái bộ đặc biệt để điều phối các nỗ lực quốc tế.

Các hoạt động trên ghi nhận mức độ tăng trong phản ứng của thế giới đối với cuộc khủng hoảng Ebola ở Tây Phi, đến nay đã cướp đi mạng sống của hơn 2.500 người chủ yếu ở Liberia, Sierra Leone và Guinea, nơi sự lây nhiễm đang vượt khỏi tầm kiểm soát vì hệ thống chăm sóc sức khỏe địa phương hết sức yếu kém.

Khi các nhà lãnh đạo thế giới họp mặt tại khóa họp Đại hội đồng LHQ ở New York vào tuần tới, họ sẽ có hai ngày họp thượng đỉnh về cuộc khủng hoảng Ebola.

Nhiều câu hỏi vẫn xoay quanh cách thức xử lý loại virus chết người này. Các chuyên gia y tế vẫn chưa nhất trí về phương pháp điều trị cơ bản, điều sẽ định hình loại viện trợ được chuyển giao. Nhiều tiền hơn rất cần thiết, nhưng cũng cần có thêm nhiều người làm việc trong khu vực và đào tạo thêm nhiều hơn nữa.

Các chuyên gia tại một cuộc họp chống nghèo đói do Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hôm 19/9 tại Washington cho biết việc tuyển dụng nhân viên phải là một ưu tiên hàng đầu. Các quan chức USAID cho biết, mỗi trung tâm điều trị Ebola 100 giường đang xây dựng cần 230 nhân viên được đào tạo, trong đó có 12 chuyên gia y tế, để có thể đi vào hoạt động. Điều đó có nghĩa cần có 4.000 nhân viên cho các cơ sở sẽ mở cửa ở Liberia vào tháng Mười, nhưng chưa biết họ sẽ đến từ đâu.

"Việc xây dựng các bệnh viện mới rất tốt, nhưng chỉ trong điều kiện các cơ sở này có đủ nhân viên được đào tạo làm việc, thì mới có hiệu quả”, ông Rabih Torbay, phó chủ tịch Tập đoàn Y tế quốc tế (IMC), một tổ chức y tế phi lợi nhuận quy mô toàn cầu khẳng định.

Dieu tri Ebola: Thieu benh vien khong bang thieu nhan vien y te

Các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ tham dự một cuộc họp về cuộc khủng hoảng Ebola - Ảnh: Reuters

Dịch Ebola đã tràn ngập Liberia, Sierra Leone và Guinea, các nước vốn thiếu hụt trầm trọng bác sĩ và y tá ngay cả trước khi bùng phát dịch từ đầu năm nay. Số người nhiễm virus Ebola ước đạt 5.000 người, mặc dù con số thực tế có thể lớn gấp đôi hoặc gấp ba, vì nhiều người đang trốn tại gia đình của họ.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tốc độ lây nhiễm tăng gấp đôi trong vòng 10-21 ngày, có nghĩa là các bệnh viện và phòng khám có thể không xây kịp và có đủ nhân viên để đáp ứng nhu cầu điều trị.

Các quan chức Mỹ đang tuyển dụng nhân viên y tế từ các trường đại học và bệnh viện. Trung Quốc đã cam kết gửi các bác sĩ và y tá, và Liên minh châu Phi sẽ gửi một nhóm 30 nhân viên y tế và các chuyên gia dến Tây Phi. Đào tạo nhân viên y tế tại chỗ được coi là một hướng giải quyết khả thi, theo WHO.

THANH HIỀN (Theo Reuters, AFP)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI