COVID-19 khiến nhiều phụ nữ muốn tự tử ở Philippines

30/10/2020 - 15:25

PNO - Một số người coi bệnh tâm thần là thiếu niềm tin và bệnh này vẫn tiếp tục bị kỳ thị ở Philippines, bất chấp việc ban hành luật sức khỏe tâm thần vào năm 2018.

Từ đầu năm nay, người Philippines vừa phải vật lộn để đối phó với đại dịch COVID-19, vừa phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng về sức khỏe tâm thần do cũng do COVID-19 gây ra. 

Maribel Bronda, một nhân viên môi trường 50 tuổi đến từ Thành phố Quezon, ở Metro Manila, đã nghĩ đến việc tự sát khi bị COVID-19.

Bronda có kết quả xét nghiệm dương tính COVID-19 vào đầu tháng 6 và được chuyển vào một cơ sở kiểm dịch trong thành phố. Cô cho biết sự cô đơn và cô lập là một thử thách vì trước đây cô chưa bao giờ xa gia đình.

Trong khi bị cách ly, Bronda được biết chồng và con trai của cô cũng đã nhiễm virus. Thông tin này cùng với sự cô đơn đã dẫn cô đến đến ý định tự sát. 

Những ý nghĩ này - nhiều tháng sau khi được ra khỏi khu cách ly - cô vẫn không thoát ra được. “Bất cứ khi nào tôi nghe thấy tiếng còi xe cấp cứu, tôi thực sự lo lắng”, cô nói. 

Nhiều người bị bệnh trầm cảm càng có tiến triển nhanh hơn khi rơi vào đại dịch
Thêm nhiều người bị trầm cảm, hoặc trầm cảm nặng hơn từ khi rơi vào đại dịch - Ảnh minh họa

Mặc dù không có số liệu thống kê chính thức, nhưng các báo cáo về việc người Philippines tự sát đã gây xôn xao khi số người chết vì COVID-19 tăng nhanh trên toàn quốc. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng 45,5% so với năm trước, tương đương khoảng 27,3 triệu người. Tính đến  gần cuối tháng 10, cả nước đã có hơn 366.000 trường hợp nhiễm COVID-19 và 6.915 trường hợp tử vong.

Vào tháng 8, sự gia tăng các trường hợp tự tử đã khiến Bộ trưởng Tư pháp Philippines Menardo Guevarra, một thành viên của Lực lượng Đặc nhiệm liên cơ quan về các bệnh truyền nhiễm mới nổi, kêu gọi các nhà lãnh đạo tinh thần của Philippines cung cấp hướng dẫn cho công chúng trong những thời điểm khó khăn này.

“Đó là điều đầu tiên chúng tôi nghĩ đến, nhưng chúng tôi biết rằng đó không phải là giải pháp duy nhất”, ông nói.

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần trên khắp thế giới cảnh báo về một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn khi đại dịch bắt đầu cướp đi sinh mạng và đóng cửa các doanh nghiệp. 

Sharlene Ongoco, một bác sĩ của Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Philippines, cho biết đường dây nóng về khủng hoảng của trung tâm này đã nhận được trung bình từ 30 đến 40 cuộc gọi mỗi ngày - gần 900 cuộc mỗi tháng - trong thời gian xảy ra đại dịch. 

Để so sánh, đường dây nóng nhận được ít hơn một nửa số cuộc gọi, trung bình 400 cuộc một tháng, từ tháng 5 năm 2019 khi nó được thiết lập lần đầu tiên đến tháng 2 năm 2020.

Philippines đã chuyển sang giai đoạn ba của kế hoạch COVID-19, có nghĩa là người Philippines có thể di chuyển tự do hơn, nhưng Sharlene Ongoco nói rằng các cá nhân sẽ tiếp tục trải qua lo lắng và các cuộc khủng hoảng tinh thần khác. 

Ông kêu gọi chính phủ theo dõi nhanh việc kiểm tra COVID-19 hàng loạt miễn phí,  tương tự như các biện pháp kiểm dịch kéo dài hiện đang được áp dụng ở một số vùng của đất nước.

Theo bác sĩ Sharlene Ongoco, ông đang tiếp tục thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện đối với sức khỏe tâm thần và thực hiện mạnh mẽ hơn với những người đang đối diện với căn bệnh này. 

Ông nói, nếu được thực thi một cách hợp lý, luật sẽ nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh tâm thần, tích hợp các dịch vụ sức khỏe tâm thần vào chăm sóc sức khỏe cơ bản để mọi người có thể thích nghi tốt và vượt qua đại dịch này.

Đặng Dung (theo SCMP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI