'Cai'… roi vọt, làm bạn với con

15/01/2015 - 06:34

PNO - PN - Không cha mẹ nào muốn trở thành “bà chằn, ông kẹ” trong mắt con, nhưng khi trẻ quá quậy phá, nghịch ngợm, người lớn không thể kiềm chế được, buộc phải dùng đòn roi, hoặc một số hình phạt nghiêm khắc.

edf40wrjww2tblPage:Content

Với chương trình Kỷ luật không nước mắt, thạc sĩ Trần Thị Ái Liên (người sáng lập, điều hành Công ty TNHH Bạn của bé - trang web: bancuabe.org) đã giúp nhiều phụ huynh “cai" roi vọt thành công, đồng thời khơi dậy sự tự chủ ở trẻ để thêm gần gũi, yêu thương, tin tưởng vào cha mẹ.

Tôn trọng “quyền được khác biệt” của con. Có nhiều cách đánh con và nhiều cấp độ khác nhau, nhưng tất cả phụ huynh đều hướng đến một mục đích là để con chừa tật, phải ngoan ngoãn, vâng lời, làm theo ý muốn của người lớn. Sự lạm quyền của cha mẹ đã tước mất của con chính kiến, nguyện vọng riêng. Vì sợ bị đánh mà làm theo (hoặc nhiều trường hợp vì áp lực tình thương mà làm theo), đứa trẻ ấy sau này có nhiều nguy cơ dẫn đến thiếu tự chủ trong suy nghĩ và hành động.

Bằng lý lẽ rắn chắc, lời lẽ ôn hòa như người bạn thực sự… cha mẹ hãy khuyến khích con hợp tác, phản biện, thay vì bắt con tuân lệnh và trừng phạt khi con làm trái ý mình. Bị la mắng, đánh đập, cơ thể trẻ sẽ thường xuyên tiết ra hormon cortisol (hormone stress) kìm hãm sự phát triển toàn diện. Bản thân cha mẹ khi “xuống tay” với con, cơ thể cũng tiết nhiều cortisol, càng khiến căng thẳng, ức chế và “nổi điên”. Từ chối bạo lực và áp dụng kỷ luật hợp lý sẽ cùng lúc giải quyết tất cả vấn đề từ các phía. Kỷ luật gia đình là văn bản ngắn gọn, cụ thể do cả nhà cùng tham gia xây dựng và tuân thủ để bảo đảm sự công bằng đối với mọi thành viên trong gia đình, có cơ sở thưởng phạt hợp lý và hiệu quả.

'Cai'… roi vot, lam ban voi con

Bảng điểm cho cả nhà. Bảng điểm là sự ghi nhận sự tiến bộ theo thời gian của mỗi thành viên chứ không phải “sân đấu” để mọi người thi đua với nhau (dễ nảy sinh tính tỵ hiềm, ganh ghét, chia rẽ). Làm được việc nên làm thì ghi vào điểm cộng và ngược lại. Trong Kỷ luật không nước mắt, chê bai hay trừng phạt là điều tối kỵ. Lời phân tích, cắt nghĩa khi trẻ trót làm một việc không hay chỉ có tác dụng tấn công vấn đề đó, chứ không tấn công vào con người khiến trẻ có thể bị đau, sợ, khó chịu, tổn thương. Thậm chí, phương pháp này chỉ có thưởng hoặc không thưởng chứ không phạt (nếu thưởng thường xuyên thì không thưởng tức đồng nghĩa với phạt).

Gia đình nên lập bảng điểm hàng tuần và sơ kết vào giữa tuần để khuyến khích, động viên trẻ tăng tốc. Bảng điểm không nên ghi quá 10 điều để trẻ dễ tập trung phấn đấu. Khi thưởng, cha mẹ nên dựa trên sự cố gắng chứ đừng dựa vào kết quả, tránh tình trạng trẻ dùng "chiêu" để tranh đoạt. Khen thưởng phải trung thực, chân thành và coi chừng nhầm lẫn với “hối lộ tinh thần” theo kiểu “con ăn cơm nhanh đi, mẹ sẽ cho ăn kem”, trẻ sẽ nuốt trộng không nhai hoặc không toàn tâm toàn ý với việc ăn cơm mà chỉ nhắm kem!

Không ngăn cản, không làm thay: Cha mẹ đừng đợi đến khi con làm sai để trách phạt, dễ khiến trẻ chống đối. Khi trẻ chưa có ý thức tự giác, hãy áp dụng câu hỏi mở: “Con ơi, giờ sắp tới giờ gì hả con?”. Nếu con quên, cha mẹ chỉ vào bảng kỷ luật để nhắc nhở. Trẻ bận chơi, vùng vằng, chưa làm ngay thì cha mẹ cần treo mốc thời gian năm phút, bốn phút… Khi thẳng thừng đề nghị con thực hiện đúng theo kỷ luật, cha mẹ nên tôn trọng cảm xúc của con ở thời điểm chuyển tiếp và thích nghi, cứ để yên cho con khóc hay cáu giận, phụng phịu. Trao cho con cơ hội để tự chọn lựa và quyết định, đồng thời chịu trách nhiệm với quyết định đó.

Cha mẹ không ngăn cản, không làm thay, chỉ cần dựng lên rào cản để ngăn trẻ gặp nguy hiểm. Cần thử nhiều cách khác nhau để trẻ tránh xa những hành vi nguy cơ: nếu nói suông không thuyết phục được trẻ thì cho trẻ gặp gỡ chuyên gia lĩnh vực ấy hoặc người trong cuộc để trẻ từng bước chiêm nghiệm cảm giác; nếu trẻ vẫn không thay đổi, cha mẹ cần soi xét vấn đề có quá quan trọng như mình đánh giá không để có thể chấp nhận hành vi của con.

Dùng bạo lực khi và chỉ khi thấy con lâm vào tình huống sắp gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng (tai nạn, chết, phạm pháp) trong thời gian gấp rút và cha mẹ đã hết cách. Tuy nhiên, sau khi dùng bạo lực, cha mẹ cần giảm thiểu tổn thất bằng cách xin lỗi con và giải thích cho con hiểu mình không thể làm khác trong tình thế bất khả kháng đó.

 TÔ DIỆU HIỀN

(ghi)

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtinhyeuhonnhanvi /strCate=tinhyeuhonnhan

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEchuyennhavi /strCate=chuyennha

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtinhvalyvi /strCate=tinhvaly

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEphongcachsongvi /strCate=phongcachsong
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEhonnhangiadinhvi /strCate=honnhangiadinh