Bi kịch khi giới trẻ Mỹ Latinh chết vì COVID-19 gia tăng: "Hậu quả khó lường"

06/05/2021 - 14:37

PNO - Giám đốc PAHO cảnh báo số người trẻ chết vì COVID-19 ở khu vực Mỹ Latinh ngày càng tăng khi tuần trước 1/3 số trường hợp tử vong là dưới 39 tuổi.

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) cảnh báo ngày càng có nhiều sinh mạng trẻ bị lấy đi khi COVID-19 tăng nhanh khắp châu Mỹ Latinh và Caribe.

Tiến sĩ Carissa F Etienne, giám đốc người Dominica của nhóm PAHO cho biết, bà lo ngại rằng với tình trạng lây nhiễm gia tăng ở các quốc gia bao gồm Argentina, Colombia Guatemala và Guyana trong ba tháng tới có thể gây thêm bi kịch cho một khu vực vốn đã quay cuồng với đại dịch kéo dài 14 tháng qua. Châu Mỹ Latinh là nơi sinh sống của 8% dân số toàn cầu nhưng tuần trước đã phải chịu một cơn địa chấn khi hơn một phần ba tổng số ca tử vong vì COVID -19 là những người trẻ tuổi.

“Nhiều quốc gia Mỹ Latinh đều báo cáo hơn 1.000 trường hợp mỗi ngày và các bệnh viện của chúng tôi chật kín giường… Hãy nhìn quanh các đơn vị chăm sóc đặc biệt trên khắp khu vực của chúng tôi và bạn sẽ thấy rằng họ không chỉ có bệnh nhân cao tuổi mà có nhiều người trẻ”, Etienne lưu ý rằng tỷ lệ nhập viện của những người dưới 39 tuổi đã tăng hơn 70% ở Chile trong những tháng gần đây.

Những người biểu tình ở Brasília đã biểu tình vào cuối tuần để phản đối việc chính phủ xử lý đại dịch. Ảnh: Eraldo Peres / AP
Người dân Brazil đã biểu tình vào cuối tuần để phản đối cách chính phủ nước này xử lý đại dịch - Ảnh: AP

“Ở Brazil, tỷ lệ tử vong đã tăng gấp đôi ở những người dưới 39 tuổi. Tỷ lệ này đã tăng gấp bốn ở những người ở độ tuổi 40 và tăng gấp ba đối với những người ở độ tuổi 50 trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021”, Etienne nói thêm. "Đây là một bi kịch, và hậu quả là thảm khốc cho gia đình, xã hội và cả tương lai của chúng ta".

Colombia, quốc gia cũng đang đối mặt với giai đoạn nguy hiểm nhất của dịch bệnh, đã trải qua một tuần bất ổn khi hàng trăm người bị thương và ít nhất 24 người chết trong các cuộc biểu tình để phản đối kế hoạch tăng thuế liên quan đến tình trạng khẩn cấp về y tế.

Người đứng đầu PAHO cho biết, việc phân phối vắc-xin được xem là cách duy nhất để cắt giảm số ca nhiễm trùng là các biện pháp phòng ngừa và hạn chế tăng cường. Nhưng hiện tại nguồn vắc-xin đến khu vực này quá chậm.

“Chúng tôi biết cần phải làm gì để đạt được điều đó: giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, tránh tụ tập trong không gian kín là chìa khóa để giảm sự lây truyền, đặc biệt là khi các biến thể nguy hiểm đang lưu hành". Nhưng ở nhiều nước, có rất ít dấu hiệu cho thấy các nhà chức trách sẵn sàng thực hiện các bước như vậy. 

Hôm thứ Tư, tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, người đã nhiều lần coi thường COVID-19 và ngăn chặn các biện pháp ngăn chặn đại dịch và đe dọa sẽ ban hành một sắc lệnh chống lại các nhà lãnh đạo khu vực đang "tìm cách áp bức" công dân với các hạn chế của COVID-19.

Cựu Bộ trưởng An ninh Argentina Patricia Bullrich, người được ví như Bolsonaro, cũng đã phản đối các nỗ lực của chính phủ nhằm kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh bằng lệnh giới nghiêm và đóng cửa các trường học, mặc dù gần đây bản thân đã bị nhiễm virus.

Etienne nói rằng các chính phủ đang chống lại các biện pháp nghiêm ngặt hơn cần phải thay đổi cách giải quyết khẩn cấp và sẵn sàng hệ thống y tế của họ cho một cuộc tấn công mới. Bà nói: “Các quốc gia phải chuẩn bị cho những gì sắp xảy ra. Đây sẽ là một bi kịch".

Trọng Trí (theo AP, The Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI