Ấn Độ: Bác sĩ dùng bài kiểm tra đối với nạn nhân bị hiếp dâm được ví như "sử dụng nhục hình"

03/11/2022 - 10:50

PNO - Tòa án tối cao Ấn Độ đã buộc tội các bác sĩ khi họ sử dụng một bài kiểm tra làm nhục và phi khoa học trên các nạn nhân bị tấn công tình dục. Theo tòa án, các bác sĩ này sẽ bị chính phủ buộc tội hành vi sai trái.

Ấn Độ báo cáo trung bình có 86 vụ cưỡng hiếp mỗi ngày vào năm 2021, nhưng theo một số ước tính của chính phủ, khoảng 99% các vụ tấn công tình dục không được báo cáo.
Ấn Độ báo cáo trung bình có 86 vụ cưỡng hiếp mỗi ngày nhưng theo ước tính của chính phủ, khoảng 99% các vụ tấn công tình dục không được báo cáo

Tòa án Ấn Độ đang đề cập đến việc "kiểm tra bằng hai ngón tay", một thủ tục bị cấm, lại được một số giám định viên y tế Ấn Độ sử dụng để xác định xem nạn nhân bị hiếp dâm đã hoạt động tình dục hay chưa. Xét nghiệm này được báo cáo chính thức là “kiểm tra qua âm đạo”.

"Cái thử nghiệm này dựa trên giả định không chính xác rằng một phụ nữ có hoạt động tình dục không thể bị cưỡng hiếp", tòa án cho biết hôm 2/11. Đại diện tòa nói thêm rằng thủ tục kiểm tra âm đạo là xúc phạm phẩm giá của phụ nữ và không liên quan đến việc xác định xem vụ việc hiếp dâm có xảy ra hay không.

Thẩm phán Tòa án Tối cao Ấn Độ, bà Hima Kohli và chủ tịch điều hành của Cơ quan Dịch vụ Pháp lý Quốc gia DY Chandrachud đã đưa ra các bình luận trong khi khôi phục lại bản án và mức án tù chung thân cho một người đàn ông ở bang Jharkhand - kẻ đã cưỡng hiếp và sau đó phóng hỏa dốt một cô gái 16 tuổi vào năm 2004.

Theo các thẩm phán, thật đau đớn khi một nạn nhân bị hãm hiếp, bị bỏng nặng phải chịu đựng thêm bài kiểm tra hai ngón tay. 

Tòa án tối cao cũng chỉ đạo các chính quyền trung ương và tiểu bang xem xét lại các chương trình giảng dạy của trường y. Đồng thời loại bỏ bất kỳ tài liệu nào quy định bài kiểm tra hai ngón tay - như một phần của quá trình kiểm tra pháp lý y tế - đối với những người sống sót sau khi bị tấn công tình dục và cưỡng hiếp. 

Từ năm 2013, luật pháp Ấn Độ đã cấm thủ tục xâm lấn - gọi nó là vi phạm nhân phẩm và quyền riêng tư của phụ nữ. Các thẩm phán vào thời điểm đó đã lưu ý rằng những người sống sót sau vụ hiếp dâm được quyền tố giác tội phạm và được yêu cầu không làm tái chấn thương bằng những bài kiểm tra này.
Từ năm 2013, luật pháp Ấn Độ đã cấm thủ tục xâm lấn - gọi nó là vi phạm nhân phẩm và quyền riêng tư của phụ nữ. Các thẩm phán vào thời điểm đó đã lưu ý rằng những người sống sót sau vụ hiếp dâm được quyền tố giác tội phạm và được yêu cầu không làm "tái chấn thương" bằng những bài kiểm tra này.

Sau các cuộc biểu tình lịch sử trên toàn quốc ở Ấn Độ sau vụ cưỡng hiếp tập thể một phụ nữ ở Delhi vào năm 2012, Ấn Độ đã thông qua luật chống hiếp dâm nghiêm ngặt vào năm 2014 và Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình đã ban hành hướng dẫn toàn diện về cách khám các nạn nhân bị tấn công tình dục. Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động và chuyên gia y tế cho biết thử nghiệm này vẫn được thực hiện ở một số vùng của Ấn Độ, bao gồm cả trẻ vị thành niên, do thiếu sự giám sát, thành kiến ​​về giới tính và chương trình giảng dạy y tế thoái trào. 

Bà Sangeeta Rege giám đốc của Trung tâm Điều tra về Sức khỏe và Chủ đề Đồng minh (Cehat) có trụ sở tại Mumbai cho biết chương trình khoa học pháp y vẫn còn chứa những thuật ngữ phi khoa học như phá trinh, kiểm tra trinh tiết và các loại màng trinh... không có cơ sở trong khoa học y tế và là dài thêm những thành kiến ​​đối với phụ nữ.

Bà Rege lưu ý rằng hầu hết phụ nữ tố cáo bị hiếp dâm không biết gì về bài kiểm tra bằng hai ngón tay là sai quy định, bởi hầu hết các cuộc kiểm tra xâm hại được thực hiện tại bệnh viện và phản ứng của cảnh sát thường rất vô cảm.

Ấn Độ báo cáo trung bình có 86 vụ cưỡng hiếp mỗi ngày vào năm 2021, nhưng theo một số ước tính của chính phủ, khoảng 99% các vụ tấn công tình dục không được báo cáo. Những người sống sót thường bị nản lòng bởi sự kỳ thị của xã hội, nỗi sợ hãi, sự thiếu hiểu biết, tỷ lệ kết án thấp, cảnh sát và hệ thống luật pháp thiếu thiện cảm với phụ nữ bị tấn công.

Thảo Nguyễn (theo AFP)

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI