“Chiến thắng” cơn giận của trẻ

08/09/2013 - 15:31

PNO - PNCN - Khi trẻ đang tức giận và hét to vào mặt bạn, đa số chúng ta quát lại và hét to hơn, vì vậy, ta “chiến thắng” đối thủ. Nhưng làm thế để làm gì?

edf40wrjww2tblPage:Content

Khi bạn quát to hay hét lại có nghĩa bạn đang thách thức trẻ và “úp bài”. Nói cách khác là làm leo thang cuộc tranh luận. Không chỉ có vậy, cuộc tranh luận sẽ kéo dài hơn - bạn càng cố gắng để “chiến thắng” và nắm cán, thì trẻ càng chống đối.

Cần hiểu rằng, ngoài việc kéo dài thời gian tranh luận và khuyến khích trẻ tiếp tục “trận chiến” - quát lại cũng có nghĩa là bạn đang từ bỏ quyền lực của mình. Lúc này bạn và trẻ cùng cấp, cả hai ngang hàng. Bằng cách kéo bạn ngang hàng, trẻ cảm nhận rằng mình đang chiếm ưu thế và kiểm soát “cuộc chiến” vì trẻ có thể làm cho bạn mất kiểm soát, và trở nên tức giận.

“Chien thang” con gian cua tre

Những điều không nên làm

La hét, nguyền rủa, hoặc mạt sát: Không có lý do gì để chửi rủa - không phải lỗi của trẻ và cũng không phải do bạn. Mắng mỏ trẻ chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn, ngay cả khi cuộc tranh luận trở nên gay gắt. Tất cả làm mối quan hệ của bạn và bé trở nên căng thẳng.

Đe dọa với những hậu quả: Tốt nhất là tránh đe dọa trẻ bằng những hậu quả cụ thể trong lúc nóng giận. Chẳng hạn, bạn nói rằng: “Nếu con không dừng lại, mẹ sẽ tịch thu máy tính của con trong ba ngày”, điều này không có khả năng làm cho trẻ ngừng la hét ngay và đi về phòng. Thay vào đó, điều này sẽ làm cho con bạn thất vọng hơn và tiếp tục tranh luận. Sẽ hiệu quả hơn khi bạn nói: “Nếu con không đi về phòng của mình và bình tĩnh lại, thì con sẽ nhận hậu quả cho việc mình làm” và sau đó bỏ đi.

Cố gắng kiểm soát trẻ: Nhiều cha mẹ đang cố gắng kiểm soát con cái của mình. Hãy cho trẻ tự chịu trách nhiệm, nghĩa là bạn thiết lập các quy tắc và giới hạn đồng thời đưa ra hậu quả khi con trẻ quyết định phá vỡ các quy tắc - từng giai đoạn. Hãy để trẻ tự chọn cách cho riêng mình.

Tự chịu trách nhiệm: Nếu con trẻ không tuân theo các quy tắc, sẽ trả “giá” - “chi phí” cho sự lựa chọn tồi của mình theo hình thức mất mát tạm thời một đặc quyền mà trẻ thích. Khi trải qua hậu quả khó chịu này, trẻ có thể cân nhắc cho lần sau nếu muốn phá vỡ các quy tắc. Trẻ sẽ học cách tự hỏi: “Có đáng không?”.

Dùng vũ lực: Điều này thường gắn liền với việc cố gắng kiểm soát con trẻ. Con trẻ không tắt ti vi khi bạn yêu cầu, vì vậy bạn cố gắng lấy bộ điều khiển trong cơn nóng giận cao độ.

Dùng vũ lực với con trẻ là ý tưởng tồi, quan trọng nhất là điều này làm cho con trẻ thấy rằng cách để giành quyền kiểm soát tình huống là sử dụng vũ lực. Thứ hai, bạn sẽ đẩy tình hình căng thẳng leo thang.

Cố gắng “chiến thắng”: Nếu bạn tiếp tục cố gắng “chiến thắng” mọi trận chiến với con trẻ, thì bạn sẽ mất “cuộc chiến”. Hãy nhớ rằng, con trẻ thực sự không phải là kẻ thù của bạn, mà là một đứa trẻ cần một số kỹ năng giải quyết vấn đề có hiệu quả hơn.

Những điều nên làm

Ngừng tranh cãi và cân nhắc việc tránh xa: Như đã đề cập ở trên, hãy tự hỏi rằng liệu có đáng để đối phó với vấn đề này. Có cần phải xử lý ngay bây giờ? Có nên dành thời gian để bình tĩnh lại trước khi xử lý con trẻ? Có rối rắm lắm không? Hãy suy nghĩ về tình hình một cách cẩn thận và cho phép thời gian để mọi việc lắng xuống. Bạn có thể giải quyết sau nếu cảm thấy vấn đề này rất quan trọng sau khi bạn đã suy nghĩ thông suốt.

Sử dụng phong thái kinh doanh: Xử lý việc gia đình của bạn như chủ doanh nghiệp. Bạn là giám đốc điều hành của “gia đình kinh doanh”, vì vậy khi mọi việc rối loạn, hãy nhớ xử lý con trẻ theo cùng phong thái mà một người chủ chuyên nghiệp, lịch sự sẽ xử lý một nhân viên về vấn đề hiệu suất. Giữ bình tĩnh, trung lập, và kết nối các dữ kiện.

Tự bộc lộ: Hãy để trẻ biết bạn đang trải qua giai đoạn giao tiếp khó khăn với trẻ trong thời điểm này. Hoàn toàn tuyệt vời khi nói những câu như: “Thật khó cho mẹ để nghe và nói chuyện với con khi con đang hét vào mặt mẹ” hoặc “Khi con hét vào mặt mẹ, mẹ thực sự cảm thấy như không giúp gì được cho con”. Đây là cách đơn giản để thiết lập giới hạn với con trẻ và cho trẻ biết hành vi của trẻ không hiệu quả.

Thách thức suy nghĩ của con trẻ: Đừng nói những câu như: “Con nghĩ rằng con không dễ bị đánh bại, đúng không?”. Hãy chỉ ra rằng hành vi của trẻ không hiệu quả. Hãy nói với trẻ: “Mẹ biết con muốn đến trung tâm mua sắm, nhưng nói chuyện với mẹ như thế sẽ không giúp con có được những gì con muốn”.

Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, một trong những cách tốt nhất để dạy trẻ là: Bản thân bạn là một trong những thành phần quan trọng của việc dạy trẻ cách ứng xử. Nếu bạn không muốn con trẻ hét vào mặt bạn, thì đừng hét vào mặt trẻ. Nếu bạn không muốn con mình nguyền rủa, đừng nguyền rủa.

Nguyễn Hòa

http://www.empoweringparents.com/

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI