Tâm đắc với bổ sung điều 68

06/03/2013 - 17:00

PNO - PN - Điều 68 (mới) có ba nội dung: “1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và là nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân. 2. Nhà nước có cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả các...

Mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch của tổ chức, cá nhân được Nhà nước khuyến khích. 3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại”. Tôi rất tâm đắc và thống nhất cao với việc dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có bổ sung điều 68 quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi người dân trong việc bảo vệ môi trường và các hình thức xử phạt đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường vì thực tế hiện nay, ý thức của một số người dân còn quá kém. Chính từ ý thức kém nên việc tùy tiện vứt rác thải ra đường, xuống lòng sông; lấn chiếm sông rạch thu hẹp dòng chảy vẫn còn phổ biến. Nhiều công ty vẫn tùy tiện thải bỏ chất thải công nghiệp độc hại chưa được xử lý ra môi trường tự nhiên. Các loại khói bụi từ xe cộ, từ các cơ sở sản xuất vẫn từng ngày từng giờ thải vào môi trường. Hậu quả do môi trường ô nhiễm là hết sức lớn.

Tam dac voi bo sung dieu 68

Ở khoản 3, điều 9 (sửa đổi bổ sung điều 9) chỉ rõ: Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động, tôi đề nghị cần thêm quy định về các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội khác như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Cựu chiến binh… được quyền có ý kiến thêm.

Điều 27 (sửa đổi, bổ sung điều 63) có nội dung: 1. Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. 2. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền bình đẳng giữa công dân nữ và nam trên mọi lĩnh vực. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. 3. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về giới. Theo tôi, điều 27 nhấn mạnh “công dân nam, nữ” dường như đã loại bỏ những công dân là người chuyển giới hoặc người lưỡng giới vì hiện nay có tình trạng lưỡng giới. Do đó, tôi đề xuất bỏ yếu tố giới, chỉ sử dụng từ “công dân” để đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả mọi người.

Tại khoản 2, điều 17 (sửa đổi, bổ sung điều 52) có nội dung: “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Ý này chưa đầy đủ vì xã hội vẫn còn tình trạng phụ nữ bị bạo hành, bị đối xử không công bằng; hoặc vì thiếu hiểu biết, nhiều người lớn đã có hành vi ngược đãi, đánh đập trẻ em…Tôi đề nghị bổ sung như sau: “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”.

Hoàng Thị Thương
(Cư xá Tự Do, P.7, Q.Tân Bình)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI