Sự thật đằng sau việc Mỹ hậu thuẫn Thổ trên mặt trận Syria

26/08/2016 - 06:18

PNO - Có thể thấy, trong những bước đi của Hoa Kỳ luôn chứa đầy sự toan tính. Việc Mỹ hỗ trợ Thổ trên mặt trận Syria không phải đơn giản là sự giúp đỡ của hai đồng minh thân thiết mà chứa đầy sự tính toán thiệt hơn.

Vào ngày 24/8, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã được máy bay Mỹ hậu thuẫn để có thể ra vào hoạt động tại thành phố Jarablus, cuộc tấn công có tên gọi là "Euphrates Shield".

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố rằng, các hoạt động này nhằm chống lại các chiến binh Daesh (IS) và lực lượng người Kurd. Hoạt động này diễn ra ngay sau khi một cuộc tấn công khủng bố ở Gaziantep cuối tuần trước đó đã giết chết hơn 50 người. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng cáo buộc IS thực hiện cuộc tấn công đẫm máu này.

Su that dang sau viec My hau thuan Tho tren mat tran Syria
Mỹ đã hậu thuẫn Thổ Nhĩ Kỳ mở một cuộc tấn công vào IS và người Kurrd

Sáng sớm, hàng loạt xe tăng, máy bay và các lực lượng đặc biệt của Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đã tập trung và phát động một cuộc tấn công phối hợp ở Syria nhằm đẩy lùi quân Daesh từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và ngăn chặn người Kurd ở khu vực mở rộng. Cũng ngay trong ngày hôm đó, Tổng thống Erdogan tuyên bố rằng, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã kiểm soát được Jarablus.

Ông Alexander Vasiliev, một nhân viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Phương, Viện khoa học Nga cho hay: Việc kiểm soát Jarablus sẽ tạo thuận lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ là ngăn chặn người Kurd thống nhất các khu vực ở phía Bắc tỉnh Hasakah, Raqqa và một khu vực nhỏ ở phía Tây Bắc và Đông Bắc Aleppo.

Washington đã quyết định hỗ trợ tấn công cho Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Kurd mặc dù thực tế rằng, trước đây, lực lượng người Kurd đã phối hợp với quân đội Mỹ trong giải phóng Manbij.

Tuy nhiên, mục đích chính của Hoa Kỳ khi giúp Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện các cuộc tấn công ở Syria thực sự là gì?

"Người Mỹ vẫn đang theo đuổi mục tiêu chính của họ, đó là làm suy yếu chính quyền ông Bashar Assad. Tất cả hậu thuẫn của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là tạm thời, đến khi họ đạt được mục đích, họ sẽ giảm dần những biện pháp hỗ trợ", ông Sergei Balmasov, một chuyên gia tại Viện nghiên cứu Trung Đông, nói với Svobodnaya PRESSA .

Ông nói thêm rằng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ lún sâu hơn vào cuộc chiến Syria, nó sẽ chỉ làm mất đi ổn định tình hình trong khu vực. Khi giúp đỡ Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện chiến dịch này, Washington đã đặt ra một mục tiêu chiến thuật rõ ràng - đó là làm cho tình hình quân sự ở Syria và Iraq trở nên ổn định hơn trước cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới, chuyên gia quân sự Anatoly Nesmiyan chỉ ra.

Ông nói: "Mỹ đang xây dựng nhiều chiến lược khác nhau, một trong số đó là nỗ lực chiếm đóng Raqqa. Trong khi đó, người Kurd lsẽ không sẵn sàng hi sinh để bảo vệ vùng đất này vì nó không phải là đất của họ. Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ đang hỗ trợ Ankara để có được một cuộc trao đổi với người Kurd trong tương lai chứ không nhất thiết phải gây ra chiến tranh."

Trong bối cảnh đó, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến Thổ Nhĩ Kỳ dấy lên một nghi ngờ rằng hai nước này đang hợp tác để đẩy mạnh chiến dịch chiếm đóng vùng đất của người Kurd. Tuy nhiên, bác bỏ lại thông tin này, ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ cho biết, đây chỉ là một sự trùng hợp.

Có thể thấy, trong những bước đi của Hoa Kỳ đều luôn chứa đầy sự toan tính, việc Mỹ hỗ trợ Thổ trên mặt trận Syria không phải đơn giản là sự giúp đỡ của hai đồng minh thân thiết mà chứa đầy sự tính toán thiệt hơn. Rõ ràng, phía Washington đã được lợi ích rất nhiều từ việc hỗ trợ Thổ nhĩ Kỳ.

Tiêu Giao (Sputnik)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI