Những khung hình đối lập đến khó tin của Ý trước và sau khi phong tỏa

12/03/2020 - 15:02

PNO - Những địa điểm thu hút đông đảo người dân và du khách mỗi ngày của Ý giờ đây vắng lặng vì lệnh phong tỏa nhằm chống dịch COVID-19.

 

Original ImageSau
Modified ImageTrước
 

 

"Bậc thang Tây Ban Nha" (The Spanish steps) gồm 137 bậc, nằm ở thành phố Rome, Ý được xây dựng từ năm 1723 - 1725. Công trình tại Ý nhưng mang tên Tây Ban Nha vì đây là nơi trụ sở Đại sứ quán Tây Ban Nha từng tọa lạc. Công trình nổi tiếng hơn sau khi bộ phim Roman Holiday ra mắt vào năm 1953.

Mỗi ngày, nơi đây đều đón số lượng khách rất lớn, nhiều thời điểm trong tuần bị quá tải. Tuy nhiên, trong bức ảnh do phóng viên Reteurs chụp vào 10/3 - ngày đầu tiên Ý ban hành lệnh phong tỏa, chỉ lác đác vài người có mặt tại di tích.

Original ImageSau
Modified ImageTrước
 

Xung quanh quảng trường lớn Milan (Duomo Square) - được xây dựng vào năm 1862 - tập trung nhiều kiến trúc quan trọng nhất của Ý gồm nhà thờ lớn nhất quốc gia (Doumo Milan xây dựng vào năm 1386) và trung tâm thương mại lâu đời nhất - Galleria Vittorio Emanuele II (xây dựng vào năm 1865 do kiến trúc sư Giuseppe Mengoni thực hiện). Sau khi Milan bị phong tỏa, một hình ảnh chưa từng thấy tại quảng trường khi người dân có thể thoải mái đạp xe trong khi trước đó, khách du lịch tìm được một khoảng hở để chụp ảnh nơi cũng không thể. 

Original ImageSau
Modified ImageTrước
 

Trước thời gian phong tỏa vì dịch COVID-19, du khách thường xuyên lui tới ăn uống, vui chơi tại nhiều nhà hàng, quán bar nằm dọc tuyến đường Vie del Corso thuộc trung tâm thành phố Rome. Tuy nhiên, cùng với lệnh đóng cửa quán bar, nhà hàng vào lúc 18g, chính quyền tại Ý thông báo hạn chế du khách rời khỏi khách sạn nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm, đường phố Vie del Corso bình lặng hiếm thấy, chỉ vài người dân đi bộ trên vỉa hè.

Original ImageSau
Modified ImageTrước
 

Ngoài các khu vực ăn uống, Galleria Vittorio Emanuele II có một khu mua sắm trong nhà 4 tầng, tập trung nhiều thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới nên tại đây chưa bao giờ vắng du khách. Nhưng với lệnh phong tỏa của chính phủ, Galleria Vittorio Emanuele II không tránh khỏi kịch bản chung cho các địa điểm mua sắm, du lịch công cộng.

Original ImageSau
Modified ImageTrước
 

Quảng trường San Marco là địa điểm nổi tiếng nhất của thành phố Venice, Ý. Tới quảng trường San Marco, du khách có thể chiêm ngưỡng tháp chuông Campanile và các công trình được xây dựng theo kiến trúc phong cách Gothic như nhà thờ Vàng San Marco, lâu đài Doge’s Palace.

Mỗi ngày, để được tham quan lâu đài Doge’s Palace, du khách phải chấp nhận bỏ nhiều thời gian vì lượng người quá đông nhưng hiện tại, đối tượng có mặt chủ yếu ở nơi này là các chú... bồ câu.

Original ImageSau
Modified ImageTrước
 

Một góc ven sông tại quảng trường San Marco, nơi nhiều chiếc thuyền Gondola mũi cong đợi khách mỗi ngày. Thường sau khi dạo khắp các công trình kiến trúc nổi bật tại quảng trường, du khách sẽ đến bến thuyền để nghỉ ngơi, hoặc có thể tập trung ở đây để bắt đầu tour khám phá thành phố Venice bằng đường sông. Sau khi Ý phong tỏa, nơi này như một "bờ sông ma".

Original ImageSau
Modified ImageTrước
 

Đài phun nước Trevi ở quận Trevi, Rome do kiến trúc sư người Ý - Nicola Salvi thiết kế, cao 26,3m và rộng 49,15m, được xây dựng từ năm 1932. Trevi là đài phun nước phong cách Baroque lớn nhất ở thành phố Roma và là một trong những đài phun nước nổi tiếng nhất thế giới. Thường ngày, du khách chật vật để chụp được những bức ảnh tạo dáng tại đây, còn bây giờ, công trình như một cỗ máy đang ngủ.

Original ImageSau
Modified ImageTrước
 

Kênh đào nổi tiếng nhất thành phố Venice (Grand Canal Venice) dài 4km với hơn 45 kênh nhỏ dẫn nước về. Ước tính, khi xuôi mái chèo trên kênh, du khách có thể nhìn ngắm hơn 170 công trình kiến trúc độc đáo, được xây dựng theo phong cách Gothic, phong cách Baroque.

Nếu đến đây vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 9, du khách sẽ được tham gia lễ hội đua thuyền Regata Storica. Nhưng đó là trước khi có lệnh phong tỏa, hiện tại, kênh Canal vắng đi hình ảnh đông đúc thuyền nối thuyền chở khách như trước. Những chiếc Gondola mũi cong chỉ biết "nằm'' chờ tại bến vì không có du khách ghé đến.

Minh Tú 
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI