Khốn khổ tìm chỗ trên giảng đường đại học

01/06/2014 - 07:20

PNO - PN - Jennifer Lloyd là một học sinh xuất sắc ở Prestwich, Manchester (Anh), được đánh giá có nhiều khả năng lọt vào trường đại học Oxford hay Cambridge sau khi tốt nghiệp trung học. Thế nhưng, tương lai xán lạn đó đã tan vỡ khi cô mắc...

edf40wrjww2tblPage:Content

Đó là một chứng bệnh hiếm người mắc phải, khi đã mắc bệnh thì cơ thể không thể tự sản xuất ra adrenaline để thích ứng mỗi khi cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng. Lúc đó, hầu hết các cơ quan quan trọng trong người đều hoạt động rất kém, người bệnh sẽ luôn cảm thấy buồn nôn và không muốn làm bất cứ việc gì. Nếu không sớm được điều trị đúng cách, người bệnh có nguy cơ chết sớm.

Năm ngoái, khi chuẩn bị vào mùa thi, căn bệnh quái ác đó đã buộc Jenny phải từ bỏ cuộc phỏng vấn của hai trường Oxford và Cambridge. Lần này, cô không thể bỏ qua cơ hội, dù vẫn chưa hoàn toàn bình phục.

“Giờ tôi phải tuân thủ một chế độ học tập nghiêm nhặt. Cứ sau mỗi một giờ ôn tập, tôi phải nghỉ ngơi hai giờ rồi mới học lại. Như thế nghĩa là tôi có ít thời gian dành cho học tập hơn các bạn, nên tôi phải bắt đầu việc ôn luyện từ nhiều tháng trước”, Jennifer nói.

Hội chứng Addison do bác sĩ Thomas Addison ghi nhận lần đầu tiên tại London năm 1849. Từ đó, y học đã xác định được nhiều nhân vật tên tuổi mắc hội chứng này, trong đó có cố Tổng thống John F.Kennedy, trùm khủng bố Osama bin Laden… Ngày nay, tuy hội chứng này không còn gây chết người nếu được phát hiện và điều trị sớm, nhưng đối với các học sinh trước các kỳ thi quan trọng thì bệnh có thể sẽ dẫn đến những hậu quả xấu.

Khon kho tim cho tren giang duong dai hoc

Jennifer Lloyd học ngay khi còn trên giường bệnh - Ảnh: Caters News Agency

Tại Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, người ta không nhắc nhiều đến hội chứng Addison nhưng chắc chắn có không ít học sinh lâm vào tình trạng tương tự Jenniffer Lloyd.

Tại Hàn Quốc, việc một học sinh đậu vào đại học không chỉ đảm bảo cho tương lai của học sinh đó mà còn là vinh dự lớn của cả dòng họ. Vì vậy, các bậc phụ huynh luôn tìm mọi cách để con mình đạt được một suất ở giảng đường đại học. Vào năm chuẩn bị thi tú tài, hầu như các học sinh chỉ về đến nhà vào nửa đêm, bởi hết giờ học ở trường, các em còn phải đến các lớp luyện thi tiếp tục “dùi mài kinh sử”.

Một cuộc điều tra của cơ quan kiểm soát bệnh tật Hàn Quốc cho biết, học sinh chuẩn bị thi tú tài chỉ ngủ nhiều lắm là 5,5 giờ mỗi ngày. Tình trạng này gây tổn hại sức khỏe của giới trẻ đến mức Bộ Giáo dục Hàn Quốc phải quy định mọi trung tâm luyện thi không được hoạt động sau 22 giờ.

Tại Trung Quốc, bất chấp việc có thêm nhiều trường đại học được xây dựng trong những năm gần đây, số học sinh không vào được đại học vẫn ngày càng nhiều hơn. Chẳng hạn, năm 2012 có đến hơn chín triệu học sinh tốt nghiệp tú tài nhưng chỉ khoảng bảy triệu em có được một chỗ trên giảng đường. Đó là lý do khiến các bậc phụ huynh buộc con mình phải học ngày học đêm để đậu đại học, bất kể năng lực hoặc sức khỏe của con mình ra sao.

 THIỆN NGA (Theo Daily Mail, New York Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI