Khát vọng sống: Bước qua tuyệt vọng

07/04/2016 - 07:00

PNO - “Tôi đã từng không ít lần tuyệt vọng, thế nhưng…” - chị nói trong khi đôi tay vẫn miệt mài trang trí ổ bánh kem trong buổi chiều tấp nập khách.

Thỉnh thoảng, xen giữa câu chuyện của chị, tiếng trẻ con í ới vọng lại từ gian nhà sau. Câu chuyện ấy trải dài suốt đường tôi về, từ ấp Hòa Bình, xã Vĩnh Thanh, H.Nhơn Trạch, Đồng Nai, qua phà Cát Lái - cũng là con đường sáu năm ròng chị đi về, lui tới Bệnh viện (BV) Từ Dũ chữa hiếm muộn.

Nắm cát trên tay

Khat vong song: Buoc qua tuyet vong

Cưới  anh Nguyễn Văn Thân (sinh năm 1968) năm 2003, năm 2004, chị Nguyễn Thị Thụy Điển (sinh năm 1976) mang thai lần đầu. Hai tháng sau, chị sẩy thai. Vốn mắc chứng buồng trứng đa nang, sau khi sẩy thai, chị được phát hiện bị tắc vòi trứng, phải thông vòi. Một năm trời sau đó bặt tin vui.

Khi ấy, anh Thân 36 tuổi, suốt ngày quần quật vừa bán đồ điện nước, vừa phụ vợ làm bánh kem. Chuyện con cái lắm khi khiến chị sốt ruột, nhưng mỗi lần mở lời dò hỏi, anh lại gạt đi. Dự đị nh sinh con anh nôn nao mơ mộng từ thuở yêu nhau đã im ắng từ ngày chị sẩy mất đứa con đầu, lại được thay bằng câu nói bình thản: “cứ từ từ ”. Nhưng mỗi lần thấy ai đó vỗ vai anh hỏi “tính chừng nào sinh con?”, rồi nhìn người chồng ngấp nghé trung niên gượng gạo “hòa hoãn”, chị lại sốt ruột.

Năm 2006, được cha mẹ đẻ hỗ trợ, chị quyết định điều trị hiếm muộn bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Sáng nào cũng thế, chị rời nhà lúc 6g30, theo anh đi hơn một giờ đồng hồ, qua một chuyến phà để lên BV Từ Dũ, rồi vòng về nhà khi đã tối mịt. Nhưng, ngoài cung đường Nhơn Trạch - Sài Gòn mỗi ngày hai chuyến ấy, “đường con cái” lại thêm trăm nỗi lận đận khi cơ thể chị quá nhạy cảm với thuốc. Một ngày sau khi thực hiện kích thích buồng trứng, chị lên cơn khó thở, bụng dưới căng tức dữ dội. Anh Thân lật đật chở ngược vợ trở lại BV Từ Dũ, và chị phải nằm viện năm ngày để điều trị.

Lần ấy, chị thụ tinh được bốn phôi. Từ lúc chuyển phôi vào buồng tử cung, chị phải chờ thêm 14 ngày để được thử thai. “Nửa tháng dài mút chỉ” đó, mười năm rồi anh Thân vẫn nhớ như in. Một ngày trước khi đến hạn thử thai tại BV, chị Điển lẳng lặng ra tiệm thuố  mua về một que thử. Thấy chị giấm giúi bước vào phòng tắm, anh sực đoán ra ý định của vợ, lật đật can ngăn. Giằng co một chặp, chị ngồi sụp xuống trước cửa phòng tắm, bật khóc; cơn căng thẳng, sốt ruột như bùng nổ giữa những khuyên can “bình tĩnh, giữ vững tinh thần chờ ngày đến BV” của chồng. Anh Thân kiên quyết giành lấy cái que thử thai, rồi giấu biệt. Sự nóng lòng của chị vỡ òa lần nữa vào ngày hôm sau, tại BV Từ Dũ, khi bác sĩ (BS) thông báo ca thụ tinh thất bại.

Hy vọng lần ấy vụt tắt, niềm tin rằng mình sẽ có con lại hư hao mấy phần, 50 triệu đồng vừa mất trắng sau lần điều trị không thành công đè nặng nỗi buồn lo của cặp vợ chồng vốn đã “vái tứ phương” suốt hai năm đầu trắc trở đường con cái. Nhưng, ngay trên đường từ BV trở về sau lần thất bại ấy, chị Điển đã bàn với chồng “ráng dành dụm cho lần sau”.

“Lần sau” ấy diễn ra vào năm 2007. Cũng với chừng đó công đoạn, chừng đó biến cố về thể lực và bấy nhiêu thử thách về tinh thần. Đến ngày thử thai, ngồi trướ  phòng khám hiếm muộn chờ kết quả, chứng kiến những gương mặt rã rời xen giữa những chị em hoan hỉ cầm bịch thuốc mới bước ra khỏi phòng khám, lòng chị như lửa đốt.

Đến lượt mình, chị không được phát thuốc, BS chỉ nhẹ nhàng chia buồn. Tiền để dành cạn sạch, không còn chỗ để vay mượn, chị lại gần như kiệt sức sau chuỗi ngày bươn bả sớm hôm, làm đủ thứ xét nghiệm và can thiệp y khoa. Ngay sáng hôm sau, tiệm điện nước và bánh kem lại được mở cửa, vợ chồng chị tất bật lao vào kiếm tiền.

Khat vong song: Buoc qua tuyet vong

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI