PNO - Thời sinh viên, tôi là một cô gái ham chơi và ngang bướng. Ưu tiên hàng đầu của tôi lúc đó là la cà quán xá, chơi bời với bạn bè; chuyện học hành, sách vở bị gạt sang một bên. Tôi thích là làm, ai cản cũng không nghe, ai cấm cũng không sợ.
PN - Ngày nhỏ, thú vui của mấy anh em tôi là làm nhà trên cây. Nó giống như một chiếc ổ vừa đủ lớn để cuộn người nằm ngủ một giấc trưa yên lành. Nó cũng là nơi chúng tôi vui đùa, giận dỗi và giấu nhẹm những mơ ước tuổi thơ trong tiếng gió lao xao, tiếng chim sâu lích chích và trong cả cây kiếm sắc của chú bọ ngựa ngông cuồng từng mấy lần chém xước ngón tay.
PN - Lần đầu tiên con dắt cô bạn gái về nhà, mẹ tủm tỉm cười, trêu con: “Dữ nha, bày đặt có bồ nữa ha”. Con hỏi mẹ thấy cô ấy thế nào, mẹ bảo: “Nói thật nhé, bạn của con dễ thương, dịu dàng, nhưng mà… mặt nhiều mụn quá, làm sao mà… hôn được hả con?”. Từ hôm đó, bữa cơm nào của nhà mình cũng xoay quanh đề tài… mụn. Mẹ bảo con gái nhiều mụn chứng tỏ máu huyết không tốt, sau này sinh con, cháu nội của mẹ sẽ xấu hoắc… Lời của mẹ ám ảnh con tới mức, nhìn cô ấy, lòng con dần nguội lạnh.
PN - Khi mỗi gia đình chỉ có một-hai con, lại có điều kiện kinh tế ngày càng khá giả thì những đứa trẻ trong các gia đình đó thường được cưng chiều, đề cao.
PNO - Làm thế nào để trẻ dám tò mò, suy nghĩ vượt ra khỏi những giả định có sẵn và sẵn sàng bước ra khỏi “vùng an toàn” của bản thân, gia đình để trải nghiệm những điều mới mẻ, chinh phục thành công và xây dựng một tương lai vững vàng nhất?
PNCN - Người chồng là nguyên đơn trong phiên phúc thẩm ngày 8/11 ở TAND TP.HCM. Nhìn xấp tài liệu ông mang theo, trong đó có bài phản biện dài bốn trang giấy, mới thấy rõ ông quyết tâm dứt bỏ cuộc hôn nhân nhường nào. Ông ngồi bên này với hai người chị. Vợ ông bên kia ngồi cùng cậu con trai. Khác với sự lạnh lùng, xa lạ giữa hai bên lúc phiên xử chưa bắt đầu; bao hờn giận, trách cứ, “tố” tội nhau vỡ òa trong và sau phiên xử…
PNCN - Hôm rồi, ngồi dọn lại kho sách của ba, tôi mừng rỡ nhặt được một bức ảnh đen trắng rơi ra từ cuốn sách cũ. “Nội dung” bức ảnh là cậu bé - anh Hai tôi chập chững bước về trước, nơi có mẹ tôi đang giơ tay đón, còn sau lưng anh là một người phụ nữ lạ hoắc. Tôi mang ảnh khoe ba, hỏi thăm. Ba chần chừ như không muốn đáp: “Bà Bảy, vú nuôi nhà mình”. Hồi lâu, ba bất ngờ trầm giọng: “Cũng là người tình của mẹ bây”. Tôi giật mình, ngó lên thấy mắt ba rưng rưng: “Ba khổ tâm với bà này lắm”.
PNCN - Kính gửi chuyên gia! Con gái lớn của chúng tôi năm nay 14 tuổi, học lớp 9.
PNCN - Từ khi con bước vào đời mẹ, mẹ đã tin rằng gia đình là chốn yên vui, hạnh phúc nhất.
PN - Thứ Bảy con được nghỉ, ba cũng nghỉ. Tôi dẫn con đi thăm bạn của mình. Nhà đẹp, mặt tiền, con phố sầm uất. Quan trọng là bạn tôi có cô con gái trạc tuổi con để khi hai ông bố ngồi nói chuyện thì con cũng có bạn chơi cùng. Trong lúc hai gã người lớn đang say sưa trò chuyện thì một tiếng quát vang lên: “Phương đi vô! Ra đường công an bắt bây giờ”.
PN - Mấy ngày nay mẹ miệt mài bên máy vi tính, cố gắng gõ từng chữ, ai cũng cười khi thấy mẹ khổ sở, tìm từng ký tự để hoàn thành một câu. Những con chữ li ti trên trang báo, mẹ đã phải dùng kính lão mới có thể đọc. Giờ mò mẫm với bàn phím máy tính, quả thực là một “ thử thách” không nhỏ.
PN - Năm đó, ba tôi bị mấy chủ hàng giật nợ, suốt nửa năm không có thu nhập, lại còn phải đóng tiền nhà trọ, má đành dắt anh em tôi về nương nhờ cậu mợ Út.
PNO - Chuyện chị chuẩn bị lấy chồng như sét đánh ngang tai mấy chị em trong nhà. Mọi người tức tốc họp gia đình để tìm cách giải quyết. Chẳng phải họ lo cho hạnh phúc của chị mà chỉ vì chị lấy chồng rồi, cha sẽ ở với ai?
PN - Con gái bị sốt cao, môi khô, mắt nhắm nghiền, nằm thiêm thiếp suốt buổi chiều. Việc chưa xong nên hơn tám giờ tối chồng mới về đến nhà. Hỏi sao không đón taxi đưa con nhập viện sớm, vợ nói: “Thì đang đợi chồng về cùng đi nè. Một mình vợ biết làm sao?”.
PN - Gia đình ta theo bố con chuyển công tác vào Nam. Hôm nay là ngày học cuối cùng của con ở trường mẫu giáo. Nhìn con ngồi ủ dột trong lớp, mẹ biết rằng đứa con trai năm tuổi của mẹ đang có những tâm sự riêng.
PN - Ba là người Nam, tập kết ra Bắc, gặp mẹ yêu nhau rồi thành vợ thành chồng.
PN - Mỗi khi từ nước ngoài về lại quê nhà, bà ngoại của Su cứ đi chân trần, uống nước mưa.
PN - Tôi giao “nhiệm vụ” cho con gái đầu, mỗi buổi tối sau khi học bài xong phải kèm em học chữ. Em đang học lớp lá, cần làm quen với con chữ, con số để ít hôm vào lớp 1 không bị bỡ ngỡ.
PNO - Đang dọn lại tủ sách, một tấm ảnh cũ rơi ra, phủi sơ lớp bụi, tôi ngỡ ngàng khi nhìn thấy từng nụ cười trong sáng, hồn nhiên của những người bạn thưở học trò. Nhưng có lẽ nụ cười khiến tôi dừng lại lâu nhất đó là cô giáo dạy văn.
Từ trước đến nay, y văn thường nói đến hiện tượng trầm cảm sau sinh, sau ly hôn, sau đổ vỡ trong công việc… chứ ít khi nói đến hiện tượng trầm cảm sau… kết hôn. Trong thực tế, hiện tượng này không phải là hiếm tuy chưa có con số thống kê chính xác bởi đây là vấn đề khá tế nhị và thường bị người trong cuộc giấu giếm.
PNO - Mấy hôm nay đi học về, con loay hoay xin mẹ giấy, màu để vẽ tranh tặng cô giáo. “Tranh này con vẽ tặng cô Tuyết, con thích cô Tuyết vì cô Tuyết xinh đẹp nhưng con cũng thích cô Nhu vì cô Nhu hiền và hay khen con”.
PN - Ở quê tôi nhiều người thường nói: muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt. Nhà tôi nằm giữa đồng, cách xa khu dân cư, có năm nuôi cá nhưng đến mùa nước nổi thì cá tràn bờ ra kinh hết. Có mấy lần nuôi heo nhưng buôn bán không thuận tiện, do vận chuyển khó khăn. Bởi vậy suốt nhiều năm trời, lúc nào nhà cũng nuôi vịt.
PN - Vừa chuyển đồ đạc đến nhà mới, tôi giật bắn người khi nghe giọng phụ nữ vọng qua từ căn nhà kề bên: “Coi lại mình đi, không có lửa làm sao có khói!”. Liên tưởng ngay đến một người vợ đang lồng lộn lên vì mấy lời đàm tiếu về anh chồng lăng nhăng, tôi rướn cổ đứng ngóng qua nhà bên, nhưng chỉ thấy chị hàng xóm đang đứng chống nạnh, mặt mày sưng sỉa, không thấy cái người đang “cần phải coi lại mình” kia đâu. Cả ngày hôm đó, rồi những ngày sau nữa, chốc chốc tôi lại nghe tiếng la mắng của chị, và cũng không thấy anh chồng đáp lời, chỉ thỉnh thoảng vọng qua tiếng thút thít của trẻ nhỏ. Mỗi lần nghe tiếng chị, mẹ tôi lại lắc đầu, “anh chồng đó, hổng lẽ bị… câm?”.
PN - Con ra trường, quyết bám trụ Sài Gòn. Một thân một mình, ở trọ, việc làm thêm khi có khi không, vậy mà con cứ ngoan cố: “Về quê nhàn nhã quá. Năng động, bận bịu như Sài Gòn mới hợp với con!”. Má tuy ở quê, nhưng đâu phải không biết con gái lúc nào cũng hớn hở trong điện thoại, cúp máy xong là lại đau đáu nỗi lo cơm áo.
PN - Làm ăn thất bại, vợ chồng Thọ đưa nhau ra tòa. Thọ bán nhà, ông đành chuyển đến sống với con gái. Thọ là con trai một, học hành tử tế, được ông kỳ vọng… Sự việc xảy ra làm ông sốc nặng.