PN - Mười năm trước, ngày chị Nguyễn Thị Đậm (Ô Môn, Cần Thơ) theo chồng là anh Phan Văn Ròm về xã Phước Long (Giồng Trôm, Bến Tre), bà con hai bên xầm xì bàn tán không ít. Người mừng chị yên bề gia thất ở tuổi 40, người mỉa mai chị “kén cá chọn canh, cuối cùng vớ phải một ông già hơn cả con giáp, lại bị câm điếc”, người lo chị nặng nợ với người chồng tật nguyền cùng ba má chồng già yếu. Mặc, tình thương đã dẫn chị vượt lên những nhọc nhằn, nghi ngại…
PN - Mấy hôm rồi mẹ ra vô cứ chép miệng, than: “Nó qua đó hòa nhập được, mình phải vui mới đúng, hen con?”, rồi “nó ở bển được vui vẻ, không phải gọi về nhà mè nheo khóc lóc, là mừng rồi, hen con?”. Chị “dạ” suốt ngày, mẹ nói câu nào chị cũng dạ, vậy mà như mẹ quên “đáp án”, nên cứ thấy chị thì lại hỏi những câu giống y như thế.
PN - “Hôm nay sản phẩm của chàng rất đẹp, không bị táo nữa nhé”. Q. - một bà mẹ trẻ đã đưa lên Facebook để “chào ngày mới” bằng những dòng “mất vệ sinh” như vậy. Những người đang là cha, là mẹ đều hiểu, con mình luôn đáng yêu nhất, cha mẹ luôn có xu hướng muốn chia sẻ thông tin về con cưng của mình, nhưng “cuồng” con đến mức con đi vệ sinh, mẹ cũng khoe như thế thì chào thua!
PN - Nhắc đến hai tiếng “về quê”, nhất là quê mẹ, bao giờ người ta cũng có cảm giác thanh thản, bình an. Với tôi lần này khác hẳn. Trong tư thế một kẻ thất bại, tôi dè dặt đưa các con trở về quê ngoại.
PNO - Mẹ viết những dòng này khi con còn đang ngủ. Khuôn mặt ngây thơ với hai má bụ bẫm của con hồng lên thật đẹp trong quầng sáng đèn bàn của mẹ. Con đang ngủ say, chợt mẹ thấy con nức nở khe khẽ, nước mắt rướm ra vành mi. Tội nghiệp con của mẹ.
PNO - Ngoại tôi giờ mắt đã mờ, chân đã chậm, tên cháu con nhiều khi không nhớ rõ, nhưng thói quen chờ đợi của ngoại thì như đã ăn sâu vào tiềm thức.
PNCN - Gần ba giờ đồng hồ vào “chat box” trên Facebook, tôi mới hiểu ra vấn đề và cảm thấy thật thương “anh”.
PNCN - Luật Hôn nhân và gia đình công nhận quyền sử dụng, định đoạt tài sản riêng của vợ/chồng, nhưng trên thực tế, vì vô tình và cả cố ý, không ít người đã ngang nhiên “xài ké”, thậm chí biển thủ tài sản riêng của bạn đời...
PNCN - Vợ chồng tôi có hai cháu: bé trai năm tuổi và bé gái hai tuổi rất quấn cha mẹ. Hai cháu cứ như “cái đuôi” tò tò theo sau, khiến cả vợ lẫn chồng lúc nào cũng phải ăn nói xử sự ngay ngắn, không dám thể hiện tình cảm âu yếm sợ con bắt gặp. Nhiều lúc bước vào nhà chúng tôi cũng muốn ôm, hôn nhau giống các cặp vợ chồng khác nhưng vì con nên phải nén lòng lại.
PNCN - Nhà có hai chị em, nhưng mẹ nuôi dạy chị con dễ dàng bao nhiêu thì chăm sóc và uốn nắn con khó khăn bấy nhiêu. Cũng có thể do con ốm yếu từ lúc mới sinh nên được mẹ dồn quá nhiều tình cảm, khiến càng lớn con càng ương bướng và đôi khi chỉ biết nghĩ đến bản thân mình.
PNCN - Tình yêu của anh và em đã tròn bảy năm, với biết bao buồn vui, giận hờn. Đã có những lúc ta buông tay nhau nhưng rồi không thể. Ai cũng bảo chúng mình mù quáng. Ừ, anh và em đều mù quáng khi yêu nhau. Tình yêu nào chẳng có chút mù quáng, phải không anh?
PN - Nghe ai nói đừng gả con gái về miền Tây, đàn ông xứ đó nhậu và dữ dằn với vợ con lắm, là bà Út Chạy không chịu. Rể út bà là người miền Tây. Thử đốt đuốc kiếm khắp vùng miền Đông này, mấy người được như vậy? Mọi người gật đầu công nhận: “Rể bà quá tuyệt vời. Nhưng, đâu dễ được mấy người!”.
PN - Nhân một lần nói về thói quen của “sắp trẻ”, anh bạn tôi hào hứng kể về đứa cháu gọi anh bằng cậu ruột. Người cháu ấy, khi mới đậu đại học đã vào thành phố ở với anh bạn tôi, đó là một thanh niên dễ mến, lễ phép. Tuy nhiên, cha mẹ của cậu đã dạy con rất… lệch, chỉ chú trọng dạy đạo đức, lễ giáo, động viên học hành đàng hoàng, nhưng không dạy con các kỹ năng sống cần thiết.
PN - Làm xong bài tập, con gái lấy báo Khăn Quàng Đỏ ra đọc. Nhưng rất nhanh sau đó con gấp tờ báo lại và mở phim hoạt hình ra xem. Chuyện thật lạ. Vì lần nào xem báo con cũng rất chăm chú, thỉnh thoảng còn cười phá lên hoặc đọc lớn để mẹ cùng nghe. Tuy hơi ngạc nhiên nhưng vì đang dở tay ủi đồ nên mẹ không tiện hỏi.
PN - “Có ai được như tui không?” - là câu nói vui của cô Sáu mỗi lần được… về tới nhà và chui vào “cái ổ” của mình hoặc được con cháu nói lời cảm ơn, tặng những món quà dù nhỏ xíu.
PNO - "Đêm hôm đó khi trở về nhà, trong lúc vợ tôi dọn bữa ăn tối, tôi nắm lấy tay cô ấy và nói rằng, tôi có việc cần phải nói với cô ấy. Cô ấy ngồi xuống, lặng lẽ ăn. Một lần nữa tôi nhìn thấy nỗi đau trong đôi mắt cô ấy.
PNO - Ở quê đất rộng nên mảnh vườn nhà tôi cũng phong phú cây cối, hoa cỏ. Nó không đơn thuần chỉ mang lại màu xanh và hoa trái mà mỗi gốc cây được trồng xuống trong vườn đều chứa đựng tình yêu thương cha mẹ dành cho chúng tôi. Trong những câu chuyện của mình, mẹ tôi hay bắt đầu bằng câu: “Cái cây ấy dễ chừng cũng bằng tuổi mấy đứa rồi…”.
PNO - Bà mẹ dạy cô con gái trước khi cô về nhà chồng rằng, phải ráng mà học chữ nhẫn. Nhẫn một chút sóng yên biển lặng. Lùi một bước, biển rộng trời cao.
PN - Đã có lúc, trong căn nhà chỉ hơn 20m2 (69/5 Nguyễn Công Trứ, P.19, Q. Bình Thạnh, TP.HCM) của chị Nguyễn Thị Lệ Hằng có đến ba người bị liệt (mẹ chồng và cha mẹ ruột chị). Chồng làm việc ở xa, một tay chị lo liệu, nhưng xóm giềng chưa bao giờ nghe chị than vãn. Nhiều năm nay, chị là gương dâu hiền tiêu biểu của Q.Bình Thạnh, từng được tuyên dương Người con hiếu thảo cấp thành phố…
PNO - Hội quán Các bà mẹ (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) tổ chức buổi tư vấn cho sản phụ về những vấn đề thường gặp trong thai kỳ: chứng đau lưng, mất ngủ, choáng váng, cao huyết áp, tiêu chảy, chảy máu âm đạo, thay đổi tâm trạng đột ngột…
PN - Hai anh em nóng nảy hệt như nhau. Cả nhà quá quen chuyện hở một chút hai đứa lại cãi cọ, thậm chí còn “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”.
PN - Con gái lên năm phụng phịu, hờn dỗi mỗi khi mẹ từ chối chơi cùng con. Là người bận bịu, lúc rảnh mẹ chỉ muốn được nghỉ ngơi, sợ bị con quấy rầy, vậy mà con cứ suốt ngày “săn” mẹ. Nhiều lúc mẹ đành phải chơi cùng con một cách bất đắc dĩ.
PN - Đêm. Côn trùng hình như cũng đã mệt mỏi, tiếng kêu trở nên uể oải, rời rạc. Tôi quay qua bên này, trở lại bên kia vẫn không thể nào ngủ được. Lạ nhà? Làm sao có thể gọi là lạ khi đang ở trong chính ngôi nhà mà suốt thời thơ ấu tôi đã lớn lên? Tôi trằn trọc có lẽ vì ánh đèn dầu ngoại thắp lúc ăn cơm.
PNO - Chiều nào bà cụ cũng bắc ghế ra ngồi tựa cửa. Lý do bà hình thành thói quen đó là do bà chờ mấy đứa cháu nội ghé vào thăm…
PNO - Thời sinh viên, tôi là một cô gái ham chơi và ngang bướng. Ưu tiên hàng đầu của tôi lúc đó là la cà quán xá, chơi bời với bạn bè; chuyện học hành, sách vở bị gạt sang một bên. Tôi thích là làm, ai cản cũng không nghe, ai cấm cũng không sợ.