PN - Tôi nhớ như in ngày hôm ấy, cha tất tưởi trong bộ đồ nâu hoen bùn đất, quần ống cao ống thấp. Đó là sáng thứ Hai, tiết chào cờ - do buổi sớm mưa, nên được hoãn lại vào cuối giờ học.
PN - Chị là bạn cũ của tôi, vốn là người đàn bà biết “giữ mặt” cho chồng, ít khi nào cự cãi lớn tiếng với chồng trước mặt con cái hay người ngoài. Hai vợ chồng cùng đi làm, nhưng lương công chức của anh không đủ vào đâu nên chị phải ra ngoài mở mối làm ăn riêng.
PN - Nhìn lại tấm hình gia đình mình ngày xưa, khi mẹ bế trên tay đứa con gái bé bỏng, còn con trai bình yên ngồi trong lòng bố, mẹ chợt nhận ra gia đình ta đã cùng nhau đi được một quãng đường thật dài.
PN - Hàng ngày Bo thấy bố tập tạ cũng bắt chước tập theo. Lần nọ, Bo lấy hai quả bầu ra làm “tạ”, nâng lên hạ xuống rồi thở phì phò. Bố đi ngang thấy vậy, gật gù: “Cu con của bố trông oai lắm. Mai mốt lớn bố cho cu con đến trung tâm học võ nhé”. Bo toét miệng cười nhe răng sún ra vẻ tự hào lắm.
PNO - Ngày chị về nhà chồng, em đã làm dâu được ba năm. Dù chị nhỏ hơn em hai tuổi nhưng theo vai vế chị vẫn là chị. Chị còn nhớ, lúc về nhà ra mắt, thấy em trong nhà, chị đã mừng thầm vì nghĩ có người cùng cảnh để san sẻ tâm sự.
PNO - Ngày 18/2, Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố các bị can trong hai vụ án cùng tội “giết người”. Trong cả hai vụ án, theo Công an TP.HCM, đều xuất phát từ những nguyên nhân rất nhỏ nhặt nhưng có chất “xúc tác” là rượu.
PNO - Anh và tôi là bạn cùng lớp thời học đại học. Tình yêu thông qua bao tử - thời bao cấp, khổ cực ăn uống thiếu thốn ở ký túc xá khiến những lần đi chơi của chúng tôi chẳng bao giờ dám xa xỉ như vào quán cà phê mà chỉ là những quán nước mía trước cổng trường hay những quán chè. Cuộc tình của chúng tôi “chay” như thế trong vòng 4 năm. Đúng nghĩa mối tình học trò!
PN - Ngày trước, hai chị em đi đâu cũng như hình với bóng, cười nói tíu tít với nhau như hai con chim non. Tưởng chừng như giữa chị và em không bao giờ có khoảng cách. Vậy mà từ khi chị đi lấy chồng, khoảng cách ấy ngày càng khoét sâu.
PN - Mâu thuẫn, bực tức dồn nén từ hôm trước của hai vợ chồng như quả bom hẹn giờ. Dù đã cố kiềm chế và nín nhịn cho qua, nhưng rốt cuộc chỉ một hành động không vừa mắt cũng đủ để quả bom phát nổ. Chồng to tiếng, vợ gào thét. Ai nấy đều ra sức đổ lỗi và quát nạt nhau. Trong lúc đang nóng mặt vì sự giận dữ, tôi và chồng quên mất con trai nãy giờ đang hoảng sợ, núp sau cánh cửa nhìn bố mẹ.
PN - Chiều nay, con vừa đi làm về thì mẹ đã kéo tay con ngồi xuống ngay phòng khách, lúc ba đang xem ti vi.
PN - Khi tỉnh táo, họ là những người hiền lành, nhưng khi say, rượu trở thành “con quỷ” dẫn họ đến con đường tội lỗi. Theo thống kê của ngành tòa án, những năm gần đây, bi kịch gia đình có khởi nguồn từ rượu đang ngày càng tăng và trở thành nỗi nhức nhối của xã hội.
PNO - Con trai tôi du học, sau khi tốt nghiệp thì định cư tại Mỹ, và đã kiếm cho tôi cô con dâu tên Susan. Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi. Trong thời gian 3 tháng tôi sang Mỹ, con dâu Susan có cách giáo dục con cái làm tôi - người mẹ chồng - phải đại khai nhãn giới.
PN - Ba tôi là một người nghiện rượu. Khi tôi vừa lớn, đủ để nhận biết ông là ba mình, thì đã thấy đó là một người say. Tuổi thơ của hai chị em tôi đầy ký ức ám ảnh về những cơn say xỉn của ba: gương mặt ngầu đỏ, những trận quát tháo, đập phá đồ đạc, đánh đuổi vợ con...
PNCN - Gia đình có sáu người, mà hết năm người nhiễm HIV, thông tin này vừa xuất hiện vài ngày đã lan đi khắp cộng đồng; họ bị xa lánh, cô lập, thậm chí có người đã ngăn không cho họ được làm việc để kiếm sống. Con gái lớn của họ, người duy nhất trong gia đình không nhiễm HIV, đến trường cũng không có bạn. Suốt một năm qua, chị, người phụ nữ một chữ bẻ đôi không biết đó đã đi đòi quyền sống cho cả gia đình.
PNO - Ngày xưa, tôi hay nghe mấy bà hàng xóm nhà tôi cà rỡn như thế. Hai câu trên còn phải tiếp thêm một câu nữa mới là đủ ý: Mai kia ổng chết bụi chết bờ, khỏi chôn.
PNO - Chiếm vị trí thứ nhất về tiêu thụ bia ở khu vực Đông Nam Á; thứ ba ở châu Á và xếp thứ 25 trong các quốc gia uống bia nhiều nhất thế giới, Việt Nam đang tạo nên một “kỳ tích đen” về “văn hóa rượu bia”.
PNCN - Con gái tôi đang học lớp 12, vừa chuyển vào một trường nội trú tư thục ở TP.HCM. Đây là lần đầu tiên cháu xa nhà nên vợ chồng tôi rất lo lắng. Không phải tôi lo vì cháu khờ, mà bởi cháu quá lanh.
PNCN - Giữa dòng người tấp nập, hai xe máy va nhẹ vào nhau, hầm hè, gây gổ rồi hai thanh niên cầm lái lao vào đánh nhau túi bụi. Nhím thấy vậy hỏi: “Sao người ta đánh nhau vậy mẹ?”.
PNCN - Vợ chồng ông giáo già Đỗ Quang Vĩnh - Đặng Thị Tỉnh (70 tuổi, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) suốt ba năm qua chịu tiếng oan “cướp nhà con gái”, kéo theo đó là câu chuyện đối xử tệ bạc của các con đối với bậc sinh thành.
PN - Sáng nay giặt quần áo, dòng chữ “trái tim tan vỡ” trên tay áo con dù viết nhỏ xíu nhưng mẹ cũng đọc được và thấy “sốc”. Con mới học lớp 7 thôi mà, tuy lứa tuổi cũng đã bị “cáp đôi” này nọ, nhưng mẹ vẫn nghĩ không đến nỗi con nặng lòng để viết ra dòng chữ rất “nặng ký” này. Trưa. Con uể oải cầm chén cơm lên rồi đặt xuống. Mẹ nhìn con, cố làm ra vẻ không hiểu chuyện. Hỏi hôm nay con bệnh à? Hay thức ăn không ngon? Con không đói? Con đều lắc đầu nguầy nguậy rồi cuối cùng nước mắt rưng rưng và nói: “Nó bỏ An rồi mẹ ơi!”.
PN - Từ nhỏ đến lớn, tôi chẳng mấy khi gần gũi cha. Trong ký ức tuổi thơ của anh em tôi, hình ảnh cha luôn hiện ra dữ tợn. Mỗi lần anh em tôi làm sai điều gì, chỉ sau một tiếng quát chói tai, cha tôi vớ được thứ gì sẽ ném ngay thứ ấy vào người chúng tôi.
PN - Những ngày đầu đi học, con thường học bài trên chiếc rương gỗ, là của hồi môn bà ngoại cho mẹ khi đi lấy chồng. Có lần, mẹ bị ốm, chú bạn mẹ ở xóm bên đến thăm, thấy con nằm sấp trên rương để viết, chú nói:
PNCN - Mỗi lần dì út đưa hai em Calorine và Laurent về Việt Nam ăn Tết là Bảo Hi rất sung sướng vì được làm chị.
PN - Bộ phim Love Story (kịch bản Erich Segal, đạo diễn Arthur Hiller) tuy công chiếu năm 1970, nhưng đến nay, nhiều người vẫn còn thổn thức với câu thoại “Yêu nghĩa là không bao giờ phải hối tiếc” (Love means never having to say you’re sorry). Những người đang yêu trong câu chuyện dưới đây, dù cùng nhau chống chọi với bệnh nan y hay vĩnh viễn bị thần chết chia lìa, thì tình yêu vẫn là động lực để họ sống tốt hơn.
PNO - Ở tuổi 42 mẹ sinh em. Em vừa chào đời, cha mẹ đã nhận ra sự bất thường của em. Sau này lớn lên đi học, chị mới biết em bị hội chứng Down. Nhà nghèo lại đông anh em nên tuổi thơ em luôn vất vả, thiệt thòi. Mỗi lần nghĩ đến những ngày còn nhỏ, chị ân hận vô cùng vì đã đối xử bất công với em.