Được EU 'bênh vực', Nga 'được đà' đổ tội lên đầu Mỹ, chia rẽ nội bộ

26/10/2016 - 06:30

PNO - Hôm nay, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng chỉ trích phía Hoa Kỳ là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng căng thẳng giữa hai quốc gia cũng như giữa Nga - EU trong thời gian vừa qua.


"Chúng tôi không hề muốn một cuộc Chiến tranh Lạnh nữa xảy ra, tuy nhiên phía Hoa Kỳ chất chứa sự thù địch quá lớn khiến cho mọi việc khó có thể dịu xuống, vậy nên việc xảy ra thế chiến thứ 3 khó có thể tránh khỏi và thậm chí còn hơn thế nữa", Ngoại trưởng Nga lên tiếng cáo buộc.

Ông nói rằng có một quy tắc ngầm đó là hai bên sẽ cố gắng hành động như thế nào để ít gây nguy hiểm nhất cho bên còn lại, tuy nhiên quy tắc này luôn bị phá vỡ bởi vì cả hai quốc gia luôn nghi ngờ lẫn nhau.

Duoc EU 'benh vuc', Nga 'duoc da' do toi len dau My, chia re noi bo
Được EU 'bênh vực', Nga 'được đà' đổ tội lên đầu Mỹ, chia rẽ nội bộ

Tuyên bố này được phía điện Kremlin đưa ra trong bối cảnh nước này đang chiếm thế thượng phong trước Mỹ. Trong những ngày gần đây khi tình hình đôi bên đang ở mức căng thẳng khó cứu vãn, thì EU đột ngột đổi thái độ muốn hòa hoãn với chính quyền ông Putin.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết Liên minh châu Âu không tìm cách gia tăng căng thẳng với Nga và đang mở cửa cho một cuộc đối thoại về các vấn đề hiện tại.

"Làm gia tăng căng thẳng với Nga không phải là mục tiêu của chúng tôi. Chúng tôi chỉ đơn giản là phản ứng với các động thái chưa đúng từ phía Moskova. Tất nhiên, EU luôn sẵn sàng tham gia vào các cuộc đối thoại. Nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ hạ thấp những giá trị và nguyên tắc của chúng tôi", Tusk nói với các nhà báo. Ông cũng nói thêm rằng Nga đang thực hiện nhiều chiến lược để làm suy yếu Liên minh châu Âu.

Hơn thế nữa, một loạt lãnh đạo châu Âu đã lên tiếng "bênh vực" điện Kremlin trong cuộc đối đầu lịch sử này, thậm chí các quan chức còn gọi việc tăng nặng lệnh trừng phạt đối với Nga của Hoa Kỳ là "ngu ngốc và vô nghĩa". Hầu hết các nước thành viên đã quá ngán ngẩm với tình trạng căng thẳng kéo dài này nên đã không còn đứng về phía chính quyền ông Obama như lúc ban đầu.

Việc được EU "che chở" như thế này đem lại lợi thế rất lớn đối với Nga, hành động buộc tội này đối với Nhà Trắng của điện Kremlin như một đòn thâm thúy khi giờ đây các thành viên châu Âu cũng đã muốn làm dịu tình hình lúc này. Điều này cũng khiến cho sự bất đồng giữa Hoa Kỳ và các thành viên còn lại trong khối liên minh càng trở nên sâu sắc, thuận lợi cho việc Moskova cô lập Washington ngay trong lòng châu Âu.

Tiêu Giao (Theo Sputnik)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI