Chuyên gia Mỹ: Mở cửa sớm hay muộn thì số ca tử vong do COVID-19 tăng trở lại cũng như nhau

02/04/2022 - 11:52

PNO - Khi số ca nhiễm mới COVID-19 giảm và hầu hết các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ, câu hỏi đặt ra là liệu các nước có nên quay về với cuộc sống bình thường như trước đại dịch, và chấp nhận đánh đổi với sự gia tăng số ca tử vong liên quan đến dịch bệnh này hay không, và nên làm điều này vào thời điểm nào?

Để tìm ra câu trả lời, các nhà khoa học tại Mỹ - những người đến từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH), Đại học Y khoa Boston và Đại học Bách khoa Georgia Tech - đã phối hợp thực hiện một nghiên cứu mô phỏng dự đoán tương lai của đại dịch COVID-19 ở mọi bang của nước này.

các nhà nghiên cứu dự tính rằng, việc trì hoãn thời gian dỡ bỏ các quy định này hầu như không giúp làm giảm bớt sự gia tăng số trường hợp tử vong
Các nhà nghiên cứu dự tính rằng, việc trì hoãn thời gian dỡ bỏ các hạn chế về COVID-19 hầu như không giúp giảm bớt sự gia tăng số trường hợp tử vong

Phân tích, được công bố trên Diễn đàn Y khoa JAMA, giả định rằng tốc độ tiêm chủng hiện tại sẽ được duy trì trong tương lai, và đưa ra các kịch bản khác nhau, dựa trên các mốc thời gian dỡ bỏ các biện pháp hạn chế.

Ở hầu hết các bang, việc bỏ quy định đeo khẩu trang và một số các biện pháp hạn chế khác như hiện nay đã dẫn đến số ca tử vong liên quan đến COVID-19 tăng trở lại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu dự tính rằng, việc trì hoãn thời gian dỡ bỏ các quy định này hầu như không giúp làm giảm bớt sự gia tăng số trường hợp tử vong.

“Sỡ dĩ chúng ta không tránh khỏi việc gia tăng trở lại số ca tử vong là do biến thể Omicron. Vì khi chúng tôi lặp lại phân tích, với giả định số ca nhiễm mới là do các biến thể Alpha và Delta trước đó gây ra, kết quả nhận được là số ca tử vong được dự báo không tăng đến mức như vậy sau khi bỏ quy định đeo khẩu trang”, Benjamin P. Linas - giáo sư y khoa tại Đại học Y khoa Boston, một thành viên của nhóm nghiên cứu - cho biết.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, mức độ miễn dịch trong cộng đồng có liên hệ chặt chẽ với số ca tử vong do COVID-19 được dự báo tăng trở lại sau khi dỡ bỏ các hạn chế.  Theo đó, các cộng đồng có tỷ lệ người dân đã được tiêm chủng cao và/hoặc đã nhiễm COVID-19 thì sẽ có tỷ lệ tử vong thấp hơn.

“Mặc dù có nhiều bằng chứng trong phân tích của chúng tôi cho thấy việc dỡ bỏ các hạn chế trong tháng 3/2022 đang dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng trở lại ở nhiều bang của Mỹ, nhưng qua mô phỏng, chúng tôi nhận thấy rằng, với biến thể Omicron, bất cứ khi nào các bang loại dỡ bỏ các hạn thế thì cũng sẽ phải đối mặt với cùng một mức độ rủi ro vì số ca vong do COVID-19 vẫn tăng lên như nhau”, Jagpreet Chhatwal - Giám đốc Viện Đánh giá công nghệ thuộc MGH, một thành viên khác của nhóm nghiên cứu  - cho biết.

“Vì vậy, một biện pháp can thiệp có thể giúp giảm thiểu rủi ro nói trên là tiêm vắc xin COVID-19 và tiêm tăng cường”, ông Chhatwal nói thêm.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng các biến thể Delta và Omicron có khả năng lây truyền cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến toàn nước Mỹ, nhưng nếu có sự xuất hiện và trở thành ưu thế của một biến chủng virus mới ít lây nhiễm hơn, số trường hợp mắc bệnh và tử vong tăng trở lại sẽ thấp hơn đáng kể.

“Nếu diễn biến đúng như vậy, thời điểm lý tưởng để xóa bỏ các biện pháp hạn chế một cách an toàn hơn là vào đầu quý II/2022”, Turgay Ayer - Giám đốc phụ trách phân tích y khoa tại Trung tâm Y tế và hệ thống nhân đạo thuộc Đại học Bách khoa Georgia, đồng tác của nghiên cứu - nhận định.

Nhất Nguyên (theo The Harvard Gazette)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI