Bộ sách quý về nghề báo

22/06/2015 - 12:06

PNO - PN - NXB Trẻ vừa cho ra mắt một bộ gồm bốn cuốn sách hay về nghề báo.

edf40wrjww2tblPage:Content

Bộ sách bao gồm các cuốn: Báo Quấc ngữ Sài Gòn thế kỷ 19 (nhà báo Trần Nhật Vy), Trận tuyến công khai giữa Sài Gòn (nhiều tác giả), Làng báo Sài Gòn 1916-1930 (Philippe M.F Peycam, dịch giả Trần Đức Tài) và Hơn cả tin tức - Tương lai của báo chí (Mitchell Stephens, dịch giả Dương Hiếu - Kim Phượng - Hiếu Trung).

Bo sach quy ve nghe bao

Bộ sách hay về nghề báo

Bộ sách nằm trong tủ sách Báo chí - truyền thông, ra mắt ý nghĩa vào đúng dịp kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6. Mỗi cuốn sách đều chứa đựng rất nhiều thông tin quý giá về lịch sử báo chí, những khía cạnh chưa từng được khai thác trong nhiều cuốn sách chuyên ngành trước đây.

Dịch giả Trần Đức Tài cho biết ông hết sức kinh ngạc khi chuyển ngữ cuốn Làng báo Sài Gòn 1916-1930 (tựa tiếng Anh: The Birth of Vietnamese Political Journalism, vốn là luận án tiến sĩ của ông Philippe M.F Peycam, một công trình nghiên cứu độc lập về báo chí Sài Gòn thời kỳ đầu Pháp thuộc).

“Cuốn sách đã tái hiện lại một không gian nghề báo khá sinh động trong bối cảnh lúc bấy giờ, có nhiều thông tin vô cùng thú vị về công tác phát hành, mua bán giấy phép, kiểm duyệt… Càng chuyển ngữ tôi càng kinh ngạc và cảm thấy ngày ấy các bậc tiền bối làm báo quá giỏi, quá đáng nể phục” - dịch giả Trần Đức Tài nói.

Câu chuyện về cuộc đấu tranh chống kẻ thù của những người làm báo thời thực dân Pháp cũng được kể lại qua tập ký sự Trận tuyến công khai giữa Sài Gòn. Báo giới Sài Gòn thời ấy đã có một cuộc nổi dậy quyết liệt từ khi Pháp đóng cửa Phan Yên Báo…

Trong khi đó, nhà báo Trần Nhật Vy trong cuốn sách của mình đã nói về những tờ báo được xem là “thủy tổ” của báo chí cách mạng Việt Nam. Đó là bốn tờ: Phan Yên báo, Gia Định báo, Thông Loại Khóa TrìnhNam Kỳ Nhựt Trình. Trong tập sách khảo luận công phu này, Trần Nhật Vy đã cung cấp khá nhiều thông tin đầy tính phát hiện và chi tiết. Ông dùng lại đúng từ “Quấc ngữ” (thay vì là “quốc ngữ” như hiện nay) trên tiêu đề sách.

Lựa chọn phát hành sách về nghề báo của tác giả Việt Nam và nước ngoài trong dịp này cũng là “ý đồ” của NXB Trẻ. Không chỉ mang đến cho độc giả những thông tin quý về lịch sử khởi đầu của báo chí cách mạng Việt Nam mà còn mở ra góc nhìn về tương lai của báo chí mang tính toàn cầu.

Cũng trong dịp này, NXB Văn hóa Văn nghệ phát hành cuốn sách Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và những việc cần làm ngay (tác giả Phạm Duy Phúc biên soạn, có tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn).

Cuốn sách là một cuộc nhìn nhận tổng thể về bối cảnh lịch sử, công cuộc đổi mới và sự ra đời của chuyên mục Những việc cần làm ngay (gồm 31 bài viết của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, với bút danh N.V.L trên báo Nhân Dân giai đoạn 1987-1990); nội dung, tác động xã hội và hiệu ứng báo chí của những bài viết này từ quá khứ đến hiện tại.

SONG GIANG

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI