Trump lên làm Tổng thống: Nỗi lo Brexit về sự ly khai?

01/07/2016 - 07:02

PNO - Ông Trump gần như đang dần thất bại trong chính chiến trường đảng của mình. Phải chăng những người này đã nhìn thấy một 'hậu họa Brexit' cho nước Mỹ, tức là các phe sẽ ly khai, nếu Trump lên làm Tổng thống?

Theo khảo sát, chỉ có 45% cử tri đảng Cộng hoà tỏ ra hài lòng với việc ông Donald Trump làm ứng cử viên tổng thống cho đảng này; trong khi đó 52% muốn một người khác thay thế ông Trump.

Kết quả này hoàn toàn trái ngược với trường hợp của bà Hillary Clinton tại đảng Dân chủ, khi có 52% cử tri Dân chủ ủng hộ bà Clinton và 45% muốn thay bằng một người khác.

Đại hội Đảng Cộng hòa 2016 dự kiến diễn ra từ ngày 18 đến 21-7 năm nay tại Quicken Loans Arena ở Cleveland, bang Ohio, Mỹ.

Đây sẽ là đại hội quan trọng của Đảng Cộng hòa, ngoài việc đưa ra cương lĩnh chính trị thì việc đưa ra nghị quyết về việc đề cử các ứng cử viên tranh cử tổng thống và phó tổng thống Mỹ trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016 cũng là vấn đề sống còn của Đảng này.

Thông thường được xuất hiện tại một đại hội cấp quốc gia của Đảng Cộng hòa như vậy là vinh dự có thể làm nên sự nghiệp của các chính trị gia.

Trump len làm Tỏng thóng: Nõi lo Brexit vè sụ ly khai?
Năm nay, không khí của đại hội Đảng Cộng hòa có phần tẻ nhạt, hiu hắt.

Báo Politico của Mỹ đã liên lạc với hơn 50 thống đốc, thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ của Đảng Cộng hòa để hỏi về kế hoạch tham dự cũng như phát biểu tại đại hội của họ.

Kết quả là chỉ một vài người trong đó cho biết sẽ tới đại hội. Còn phần lớn những người khác cho biết hoặc không có ý định tham dự, hay không muốn tham gia, hoặc sẽ không tới Cleveland, có người thậm chí còn không muốn trả lời câu hỏi này.

Những người cho biết sẽ không dự đại hội còn có thượng nghị sĩ bang New Hampshire Kelly Ayotte, dân biểu Carlos Curbelo bang Florida, thống đốc bang Illinois Bruce Rauner, thượng nghị sĩ bang Nam Carolina Lindsey Graham, thống đốc bang Nam Carolina Nikki Haley...

Tình trạng các đảng viên Đảng Cộng hòa thờ ơ với đại hội ngày càng tăng theo nhiều người cũng chỉ bởi một lý do, ai cũng muốn né tránh tỉ phú Trump, người sẽ trở thành đại diện tranh cử tổng thống của Đảng Cộng hòa năm nay.

Chiến lược gia lâu năm của Đảng Cộng hòa Stuart Stevens nhận định: “Mọi người phải có lựa chọn của họ, nhưng tại thời điểm này 70% dư luận Mỹ không thích ông Donald Trump. Đó là điều tồi tệ mà chúng tôi đang thấy trong chính trường Mỹ”.

Lãnh đạo cũng 'từ chối'

The Guardian đưa tin, hôm 19/6, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan nói rõ, ông sẽ không ngăn cản bất cứ một cuộc nổi loạn nào chống Trump của các đại biểu tại Cleveland.

Là đảng viên Cộng hòa giữ chức vụ cao nhất tại Quốc hội, ông Ryan sẽ giữ vai trò chủ tọa hội nghị của đảng vào tháng 7, khi các đại biểu chính thức đề cử ứng viên Tổng thống đại diện cho đảng.

"Họ viết ra các quy định, và họ đưa ra các quyết định", nghị sĩ đảng Cộng hòa trên nói với kênh NBC. "Tất cả những gì tôi muốn khẳng định là mọi việc tiến hành rõ ràng, trung thực và theo các quy định".

Ông Ryan nói thêm: "Tôi biết vai trò của mình, chỉ mang tính nghi thức. Hiện ông Trump đang nắm giữ đa số ủng hộ của đại biểu, ông ta chắc thắng nhưng điều cuối cùng tôi sẽ làm là cân nhắc và nói với các đại biểu nên làm gì".

Trump len làm Tỏng thóng: Nõi lo Brexit vè sụ ly khai?
Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan cho hay sẽ không ngăn cản bất cứ một cuộc nổi loạn nào chống Trump

Ông từ chối chỉ trích việc ngày càng có nhiều nghị sĩ Cộng hòa ở lưỡng viện tích cực khích động "nổi dậy", thuyết phục các đại biểu khác phớt lờ kết quả bầu cử sơ bộ hoặc bỏ phiếu ủng hộ một sự thay đổi, nhằm giúp họ rút lại quyết định ủng hộ Trump ở Cleveland.

Ryan nhấn mạnh, ông sẽ không đi đầu trong cuộc nổi loạn và ông từng gây sức ép để Trump thay đổi các tuyên bố và tiến hành một chiến dịch mà tất cả các đảng viên Cộng hòa đều tự hào về nó".

Hồi đầu tháng này, lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện, nghị sĩ đảng Cộng hòa Mitch McConnell, nói ông có thể hủy bỏ sự ủng hộ của mình với Trump.

Tiếng nói đồng điệu của Trump với Brexit

Việc nhiều người dân Mỹ ủng hộ quan điểm đặt Mỹ lên trên hết của ông Donald Trump có nét tương đồng với mong muốn rời EU của đa số người Anh.

Trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6, những người về phe Brexit (ủng hộ Anh rời EU) đã chiến thắng với 51,8% phiếu ủng hộ.

Nói về điều này ông Trump chia sẻ: "Tôi thích nhìn thấy những người khác lấy lại đất nước của họ. Và đó là điều đang thực sự xảy ra ở Mỹ".

Trump len làm Tỏng thóng: Nõi lo Brexit vè sụ ly khai?
Donald Trump ủng hộ Brexit: Anh nên rời EU

Theo AP, nỗi lo lắng dẫn đến Brexit đã tồn tại ít nhất một thập kỷ tại Anh, khi nước này phải đón làn sóng người nhập cư từ Nam và Đông Âu và nền kinh tế toàn cầu lao vào suy thoái.

Các lãnh đạo nghiêng về phe cánh hữu đã nhấn mạnh mối lo ngại mang màu sắc chủ nghĩa dân túy về tác động của những yếu tố nói trên đối với tiền lương, cũng như lo ngại về việc mất bản sắc dân tộc, chủ yếu trong bộ phận nông thôn nước Anh và xứ Wales có đa phần người da trắng sinh sống.

Cuộc trưng cầu dân ý của Anh đã phá vỡ sự hiệp nhất của lục địa sau Thế chiến II và khiến thị trường trên toàn cầu sụt giảm. Tuy nhiên, cuộc "ly dị" này được ca tụng bởi những người cảm thấy đất nước đã mất đi bản sắc kể từ khi kết nối với các phần còn lại của châu Âu.

Trong khi đó, ở Mỹ, Donald Trump cũng khai thác mối lo ngại tương tự về một đất nước thay đổi quá nhanh, để lại quá nhiều người đằng sau. Ông cam kết sẽ ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp và mang lại công việc trong ngành sản xuất, mà theo ông, đã bị các nhà máy ở nước ngoài "cướp mất".

Nhiều người xem khẩu hiệu "Làm Mỹ vĩ đại một lần nữa" như một lời hứa đưa đất nước trở về thời điểm họ tin rằng nước Mỹ là nhà lãnh đạo độc tôn của thế giới.

Cách tiếp cận của ông Trump với dân nhập cư tuy gây tranh cãi nhưng cũng hấp dẫn với một bộ phận cử tri ở Mỹ.

Những người này nói rằng kế hoạch xây một bức tường dọc theo biên giới với Mexico của ông và cam kết trục xuất khoảng 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp là những lý do họ bị ứng viên này thu hút.

Như vậy, tiếng nói của những người Anh 'muốn tìm lại một đất nước Anh' có sự đồng điệu lớn với hàng triệu cử tri Mỹ ủng hộ tỷ phú Trump.

Hậu họa Brexit: Một nước Anh chia rẽ

Quyết định rời khỏi EU sau cuộc trưng cầu ý dân của Anh không chỉ khiến châu Âu mất đi một thành viên, mà còn khiến nội bộ nước Anh chia rẽ sâu sắc

Một ngày sau khi Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu, trong cuộc trưng cầu ý dân diễn ra ngày 23/6, Thủ hiến Scotland, bà Nicola Sturgeon tuyên bố, "Scotland coi tương lai của mình là một phần của EU".

Bà Sturgeon cũng tiết lộ rằng chính quyền Scotland đang chuẩn bịtiến hành cuộc trưng cầu ý dân thứ hai như mong muốn của hầu hết người dân, về việc trở thành quốc gia độc lập và tách khỏi Vương quốc Anh.

Thủ hiến Scotland cũng khẳng định, chính quyền Scotland đã nhất trí sớm tiến hành các bước đi cần thiết để đẩy nhanh quá trình thực hiện cuộc trưng cầu ý dân này.

Trump len làm Tỏng thóng: Nõi lo Brexit vè sụ ly khai?
Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon một lần nữa nhắc tới việc tách khỏi Anh

Thống kê cho thấy, trong cuộc trưng cầu ý dân tại Anh ngày 23/6 vừa qua, có đến 62% người dân Scotland muốn được ở lại “ngôi nhà chung" Liên minh châu Âu.

Theo một kết quả khảo sát mới nhất được công bố hôm nay, hơn một nửa người dân Scotland ủng hộ tách vùng lãnh thổ này ra khỏi nước Anh với mong muốn đảm bảo tư cách thành viên của Scotland tại Liên minh châu Âu.

Kết quả cuộc khảo sát của công ty thăm dò dư luận Panelbase đăng trên tạp chí The Sunday Times cho thấy, có đến 52% số người được hỏi ủng hộ Scotland tách khỏi Vương quốc Anh và trở thành quốc gia độc lập, trong khi 48% phản đối.

Cùng quan điểm với Thủ hiến Scotland, thị trưởng thủ đô London Sadiq Khan trong một phát biểu mới nhất đã lên tiếng yêu cầu Chính phủ Anh phải cho thủ đô London “một chân” trong bàn đàm phán khi Anh tiến hành đàm phán rời khỏi Liên minh châu Âu.

Theo ông Khan bày tỏ quan điểm: “London là một trong các khu vực tại Anh đã bỏ phiếu ở lại châu Âu. Khoảng 60% số người dân London đã bỏ phiếu vì điều này. Chúng tôi rất thất vọng vì việc Anh quyết định rời Liên minh châu Âu."

Nước Anh đang bị chia rẽ. Công việc của tôi là phải mang mọi người lại với nhau và hóa giải những bất đồng. Điều mà tôi muốn nói với Chính phủ là chúng tôi cần một chân trong bàn đàm phán. Chúng tôi phải có quyền tiếp cận với thị trường chung, với 500 triệu khách hàng tiềm năng.

Trước những diễn biến căng thẳng tại nước Anh vì Brexit như thế này, chẳng phải ông Trump nên xem lại phương hướng của mình để níu kéo lại chút 'hấp dẫn' khi mà đến nay ông gần như đang dần thất bại trong chính chiến trường đảng của mình. Phải chăng những người này đã nhìn thấy một 'hậu họa Brexit' cho nước Mỹ, tức là các phe sẽ ly khai, nếu Trump lên làm Tổng thống?

Minh Châu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI