Thế hệ trẻ có làn da vàng nhạt ở Anh

06/03/2014 - 16:05

PNO - PNO - Giờ đã 97 tuổi, cụ bà Gladys Sangster (ở Banbury, Oxfordshire) là một trong những người cuối cùng còn sống của thế hệ “Những đứa trẻ có nước da vàng nhạt” ở Anh.

 Mẹ của bà là công nhân ở nhà máy Nhà máy chế tạo súng quốc gia số 9 ở ngoại ô Banbury, với công việc trộn và đổ những hóa chất nguy hiểm vào các quả bom. Như bao nữ công nhân khác, những đứa con họ sinh ra đều có nước da vàng nhạt, hậu quả nhiễm hoá chất trong quá trình làm việc.

The he tre co lan da vang  nhat o Anh

Bà Gladys Sangster (ảnh: BBC)

Có hơn 1.500 người làm việc ở Nhà máy chế tạo súng quốc gia số 9 trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, đa số là phụ nữ. Họ được gọi là “Những cô gái có nước da vàng nhạt” do bị nhiễm độc khi tiếp xúc với hóa chất trong thuốc nổ để chế tạo bom. Các loại thuốc súng truyền thống được thay thế bằng các chất liệu như chất nổ và lưu huỳnh được trộn bằng tay mặc dù là nguy hiểm cho sức khỏe. Da của công nhân bị nổi những mẩn vàng như phát ban, tóc đổi màu. Do trộn thuốc nổ bằng tay, nhiều trường hợp bị thiệt mạng hoặc thương tật khi thuốc phát nổ.

Nhưng điều mà ít ai biết đến là một thế hệ trẻ em sinh ra từ những người mẹ này cũng lãnh chịu hậu quả về màu da, được gọi là “Canary Babies” (Những đứa trẻ có nước da vàng nhạt).

Mẹ bà Sangster phụ trách đội công nhân nữ tại nhà máy ở Banbury, một trong những nhà máy chế tạo súng ở Anh lúc bấy giờ. Mẹ bà Sangster đã đem con gái cho bác sĩ kiểm tra con gái, nhưng được biết là không thể can thiệp gì với làn da của bé, chỉ có thể hy vọng chúng sẽ nhạt dần theo thời gian.

The he tre co lan da vang  nhat o Anh

Một trong những nhà máy chế tạo súng đạn ở Anh thời Thế chiến I (ảnh: Tư liệu)

Dường như chưa có cuộc điều tra chính thức nào về tác hại lâu dài đối với sức khoẻ của những công nhân làm việc trong các nhà máy chế tạo sung thời ấy, mặc dù hầu như tất cả trẻ em có mẹ làm ở những nhà máy này sinh ra đều bị da vàng.

Câu chuyện của bà Gladys được tiết lộ khi bà kể về đời mình cho một tình nguyện viên dự án Bảo tàng Banbury. Họ quyết định ghi lại câu chuyện của bà Gladys cho hậu thế - một chương trình gồm 1400 một dự án trên toàn quốc do Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia và BBC thực hiện nhân 100 năm ngày bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Jane Markham, một nhà nghiên cứu dự án, cho biết: “Hóa chất làm biế đổi màu da của phụ nữ là điều chỉ có trong các nhà mày chế tạo súng. Bà Sangster là một nhân chứng sống của một sự kiện lịch sử xảy ra cách đây đúng 100 năm là điều cực kỳ hiếm”.

AN KHUÊ (Theo Daily Mail)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI