Sông Mê Kông còn nhiều nỗi lo

30/03/2020 - 07:27

PNO - Sự hợp tác, phát triển sẽ chỉ có thể đến khi các bên đều chân thành, dựa trên lợi ích chung; sự lắng nghe tiếng nói của từng quốc gia. Cho đến hôm nay, những tiếng nói ấy vẫn chưa đủ sức lay chuyển Trung Quốc trong ưu tiên về an ninh nước.

Với sự ra mắt của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất vào cuối năm 2013, các quan chức và học giả Trung Quốc đều khẳng định ủng hộ giải pháp “hợp tác phát triển”.

Tuy nhiên, cách tiếp cận “phát triển” của Bắc Kinh đối với các mối đe dọa an ninh nước ở khu vực sông Mê Kông lại hình thành theo cơ chế Hợp tác Lan Thương - Mê Kông (LMC). Trung Quốc tuyên bố đang muốn chuyển đổi hợp tác tài nguyên nước thành một lĩnh vực hợp tác hàng đầu theo LMC.

Ngoài các dự án phát triển lớn liên quan đến nước đang được xây dựng hoặc được đề xuất với sự hỗ trợ tài chính lớn, nước này cũng đang tăng cường nỗ lực xây dựng tổ chức liên quan đến nước, chuyển giao công nghệ, trao đổi quy tắc luật pháp, ý tưởng và kế hoạch vận động.

Theo dự báo năm 2019 của tổ chức International Rivers, các đập  thủy điện sẽ khiến tổng sinh khối thủy sản sẽ giảm tại lưu vực sông  Mê Kông giảm 35-40% vào năm 2020 và 40-80% vào năm 2040
Theo dự báo năm 2019 của tổ chức International Rivers, các đập thủy điện sẽ khiến tổng sinh khối thủy sản sẽ giảm tại lưu vực sông Mê Kông giảm 35-40% vào năm 2020 và 40-80% vào năm 2040

Thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy các con đập được xây dựng ở thượng nguồn có khả năng gây ra thiệt hại sinh thái không thể đảo ngược và lâu dài đối với sông Mê Kông, nơi nuôi sống hàng triệu người.

Ở hạ lưu sông Mê Kông, sự sụp đổ của đập Xe Pian-Xe Namnoy tại Lào vào tháng 7/2018 và đập lạch Swar của Myanmar vào tháng 8/2018, đã cướp đi hàng trăm sinh mạng và khiến hàng ngàn người mất nhà cửa. Việc các con đập chặn dòng nước cũng khiến cho tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán ở khu vực hạ lưu ngày một trầm trọng.

Chỉ riêng Việt Nam, trong những ngày vừa qua, người nông dân khu vực Tây Nam bộ đã chứng kiến cảnh ruộng đồng nứt nẻ, khô kiệt và những cánh đồng nhiễm mặn, thiếu nước ngọt sinh hoạt. Sự hợp tác, phát triển, do đó, không hẳn mang lại lợi ích cho mọi quốc gia dọc theo con sông này mà chỉ rơi vào một số nước khu vực đầu nguồn, chủ yếu là Trung Quốc.

Sự hợp tác, phát triển sẽ chỉ có thể đến khi các bên đều chân thành, dựa trên lợi ích chung; sự lắng nghe tiếng nói của từng quốc gia. Cho đến hôm nay, những tiếng nói ấy vẫn chưa đủ sức lay chuyển Trung Quốc trong ưu tiên về an ninh nước.

Chỉ khi các nước ở hạ lưu quan tâm thực sự đến sông Mê Kông, chỉ trích đích đáng và cho thấy sự đoàn kết của mình về tương lai của cả tiểu vùng sông Mê Kông thì mới mong Bắc Kinh thể hiện thiện chí hay chú ý tới hình ảnh của một cường quốc đang trỗi dậy sẽ xấu đi như thế nào khi luôn tuyên bố “hợp tác” nhưng vẫn luôn nhắm món lợi lớn hơn cho mình.

Tấn Vĩ (theo The Diplomat)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI