Sai lầm thường gặp khi cho con ăn cha mẹ cần tránh

15/08/2015 - 05:30

PNO - Có thể hàng ngày, hàng giờ bạn đang cho con ăn sai cách mà không biết.

1. Kiểm soát lượng thức ăn

Một nghiên cứu cho thấy khoảng 85% các bậc cha mẹ luôn cố gắng kiểm soát lượng thức ăn của con trong mỗi bữa ăn. Điều này đặc biệt đúng với những bé quá gầy hoặc quá béo. Thường những gia đình có con quá gầy hay ép con ăn nhiều hơn, trong khi đó những gia đình có con quá béo thì ép con ăn ít đi.

Sai lam thuong gap khi cho con an cha me can tranh

Trẻ em khi sinh ra vốn đã có khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn mà chúng nạp vào cơ thể. Khi bố mẹ cố gắng kiểm soát lượng thức ăn của trẻ, ép chúng ăn nhiều hơn hoặc ít hơn, nghĩa là họ đang "dạy" trẻ không tin tưởng vào chính cơ thể chúng. Với những đứa trẻ gầy, chúng sẽ càng sợ ăn. Với những đứa trẻ béo, chúng sẽ ăn nhiều hơn khi có thể.

2. Không tổ chức bữa ăn khoa học cho con

Nhiều bậc cha mẹ đã để con ăn tùy thích, uống sữa, ăn đồ ngọt, tinh bột, ăn trong xe, ăn khi đang xem ti vi, ăn khi đi chơi công viên và ăn vào bất cứ thời gian nào... Đó là một sai lầm lớn bởi nó không hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, không đủ dưỡng chất hoặc dư thừa những chất không cần thiết.

Nên tập cho con thói quen ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu ngay từ nhỏ. Giờ giấc ăn uống cũng là một vấn đề các bậc phụ huynh cần lưu tâm, không được để con biến bữa chính thành bữa phụ, bữa ăn nhẹ thành bữa ăn chính.

Ví dụ, trẻ nhỏ cần ăn 2-3 giờ một bữa, trẻ mẫu giáo khoảng 3-4 giờ và trẻ lớn hơn là trên 4 giờ. Khi trẻ ăn quá ít hoặc đòi ăn, hãy nhắc nhở trẻ về bữa ăn tiếp theo.

Sai lam thuong gap khi cho con an cha me can tranh
3. Không chờ đợi con ăn

Trẻ nhỏ học cách ăn mỗi loại thực phẩm với một tốc độ khác nhau. Khi ăn cùng người lớn, không ít bậc phụ huynh đã không kiên nhẫn chờ đợi con ăn xong bữa, vì vậy họ thường lo lắng con sẽ đi ngủ với cái bụng đói meo nên chuẩn bị loại thức ăn khác cho con ăn nhanh hơn (ví dụ cháo, bột). Hành động này đã làm giảm sự tự tin trong ăn uống của trẻ.

Mỗi bậc cha mẹ cần chờ đợi con thích ứng với từng loại thực phẩm để chúng tin rằng mình hoàn toàn có thể ăn và ăn nhiều hơn loại thực phẩm ấy. Nên tập thói quen này cho đến khi trẻ ăn uống được đa dạng như người lớn.

4. Coi nhẹ tầm quan trọng của rau

Một sai lầm phổ biến khác trong nhiều gia đình khi cho con ăn là coi nhẹ tầm quan trọng của rau. Họ sợ con bỏ lỡ các chất dinh dưỡng quan trọng khác nên cho con ăn ít hoặc không cho ăn rau củ quả. Chính điều này đã khiến trẻ con không có hứng thú với các món rau và dần xếp rau củ xuống hàng thứ yếu trong thực đơn ăn uống.

Sai lam thuong gap khi cho con an cha me can tranh

Để "hô biến" các món rau thành thực phẩm hấp dẫn, đa dạng trong chế biến là cách tốt nhất để khuyến khích con ăn rau củ nhiều hơn.

5. Cố uốn nắn thói quen ăn uống của trẻ

Hầu hết các bậc cha mẹ đều hay than vãn: con mình ăn uống kén chọn lắm, ăn yếu lắm, lười ăn lắm, hay dị ứng lắm, ăn vào là nôn trớ... Họ cho rằng đó là những tật xấu ăn uống nên cần phải uốn nắn. Thay vì nghĩ đó là việc cần "sửa chữa", các bậc cha mẹ nên trò chuyện, theo dõi con để hiểu được nhu cầu, thói quen ăn uống của con cụ thể hơn và để con tự quyết định chuyện ăn uống của mình. Cung cấp cho con cơ hội thích nghi với các loại thực phẩm phù hợp theo lứa tuổi.

Q.T

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI