Nổ bom tại sân bay Thổ Nhĩ Kỳ: Không loại trừ khủng bố

24/12/2015 - 07:40

PNO - Các nước liên tiếp tố Ankara mua dầu lậu IS, Nga cũng không kích cắt đường dầu lậu, đây có thể là nguyên nhân của vụ nổ bom tại Thổ hôm 23/12.

Ankara bị nổ bom không loại trừ khủng bố

Một vụ nổ hôm 23/12 xảy ra tại sân bay lớn thứ nhì ở Istanbul làm một nhân viên vệ sinh trên máy bay thiệt mạng và một người khác bị thương.

Hãng hàng không Pegasus cho biết, vụ nổ tại sân bay Sabiha Gokcen xảy ra lúc 2h05, khi không có hành khách ở trong khu vực. "Hai nhân viên vệ sinh trong máy bay Pegasus khi vụ việc xảy ra bị thương trong vụ nổ và được chuyển tới bệnh viện", hãng cho biết trong thông cáo.

Theo Hurriyet Daily News, người thiệt mạng vì vết thương trong vụ nổ tại khu vực đỗ máy bay là Zehra Yamac, trong khi người còn lại là Canan Burgulu bị thương và đang tiếp tục được điều trị tại bệnh viện. Trước đó, hãng thông tấn Anadolu đưa tin một nhân viên vệ sinh bị thương ở đầu, còn người kia bị thương ở tay. Cả hai đều là nữ. Cảnh sát từ chối bình luận về vụ việc.

No bom tai san bay Tho Nhi Ky: Khong loai tru khung bo
Sân bay Sabiha Gokcen. (Nguồn: Airportsineurope.com)

Ngay sau vụ nổ, an ninh đã được thắt chặt tại sân bay và khu vực lân cận. Cảnh sát tăng cường tuần tra và kiểm tra các phương tiện giao thông trong khi trực thăng cảnh sát tuần tra trên không.

Công tác điều tra nguyên nhân gây nổ đang được tiến hành và giới chức không loại trừ khả năng đây là một vụ khủng bố.

Cũng trong ngày 23/12, một vụ nổ xảy ra tại một nhà hàng ở trung tâm thủ đô Stockholm (Thụy Điển) nhưng không gây thương vong.

Hãng tin DPA dẫn lời cảnh sát cho biết, một người lạ mặt đã ném một thiết bị nổ vào bên trong nhà hàng khi đó đang đóng cửa, nhưng có nhân viên bên trong. Vụ việc vẫn đang được các nhà chức trách làm rõ.

Thổ liên tiếp bị cáo buộc hỗ trợ IS

Trong một diễn biến khác, truyền thông Na Uy ngày 21/12 dẫn một báo cáo của công ty tư vấn Rystad Energy có trụ sở tại Oslo, cho biết Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu của các tay súng thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Tài liệu này được soạn thảo theo ủy quyền của Bộ Ngoại giao Na Uy vào tháng 7/2015.

“Một lượng dầu lớn đã được nhập khẩu từ các khu vực do IS kiểm soát ở Iraq và Syria qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ”, Klassekampen trích dẫn báo cáo. “Dầu mỏ được vận chuyển bằng các tàu chở dầu thông qua các tuyến đường buôn lậu xuyên biên giới và được bán với giá rất thấp, chỉ khoảng từ 25 đến 45 đô la Mỹ một thùng”.

No bom tai san bay Tho Nhi Ky: Khong loai tru khung bo
Con số chúng có thể thu về được nhờ "vàng đen" có thể lên tới 100 triệu USD trong năm 2014.

Báo cáo kết luận: “Việc xuất khẩu dầu mỏ xảy ra ở thị trường chợ đen cũng được thiết lập thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Những kẻ buôn lậu và cảnh sát biên phòng tham nhũng đã giúp Tổng thống Iraq Saddam Hussein tránh được lệnh trừng phạt quốc tế, bây giờ lại đang tiếp tục giúp IS xuất khẩu dầu mỏ và thu về tiền mặt”.

Truyền thông Na Uy đưa tin rằng "dù NATO đang tích cực tham gia cuộc chiến chống IS nhưng báo cáo của Bộ Ngoại giao Na Uy đã công khai thông tin Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia thành viên NATO - mua dầu thô từ các phần tử khủng bố.

Trong khi đó, nghị sỹ Iraq Muwaffaq al-Rubaie cho rằng, NATO vẫn chưa điều tra triệt để mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với IS. Theo ông, đáng lẽ từ lâu NATO cần phải tiến hành một cuộc điều tra nghiêm túc đối với Thổ Nhĩ Kỳ và mối quan hệ của nước này với IS.

Đây không phải là lần đầu tiên Ankara bị tố cáo có liên quan, hỗ trợ lực lượng khủng bố IS. Trước Na Uy, Nga và Iraq cũng đã lên tiếng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ buôn dầu lậu với IS.

Hôm 7/12, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cáo buộc rằng hầu hết lượng dầu mỏ buôn lậu của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) được tuồn qua Thổ Nhĩ Kỳ.

Alarabiya dẫn thông cáo từ văn phòng thủ tướng cho hay, trong cuộc gặp với ngoại trưởng Đức đang có chuyến thăm Iraq, ông Abadi đã nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc chấm dứt hoạt động buôn lậu dầu từ các băng khủng bố của Daesh, mà phần lớn trong số này được chuyển lậu qua Thổ Nhĩ Kỳ". Daesh là tên trong tiếng Arab của IS.

Trước đó, trong buổi thông tin báo chí ngày 2/12 tại Moscow, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov đã cung cấp các hình ảnh vệ tinh về hoạt động buôn bán dầu bất hợp pháp của IS tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.

Ông Anatoly Antonov còn cáo buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cùng các thành viên trong gia đình có liên quan đến hoạt động giao dịch dầu trái phép với tổ chức IS.

Theo ông Anatoly Antonov, việc bán dầu mỏ là hoạt động đem lại nguồn thu lớn nhất cho IS. Mỗi năm, tổ chức này kiếm được khoảng 2 tỷ USD, dùng để thuê các chiến binh thánh chiến trên khắp thế giới và trang bị vũ khí.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI