Những bệnh nhân COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán vẫn còn mệt mỏi, đau khổ sau hai năm

16/05/2022 - 22:34

PNO - Hai năm sau khi nhập viện vì nhiễm COVID-19, hơn một nửa số bệnh nhân vẫn gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi và giấc ngủ bị gián đoạn. Đây là một nghiên cứu ở tâm chấn ban đầu ở Vũ Hán nhằm nhấn mạnh gánh nặng kéo dài của đại dịch COVID-19.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Respiratory Medicine, việc hồi phục hoàn toàn vẫn còn khó khăn và dài lâu đối với những người trải qua đợt nhiễm virus đầu tiên. Điều này cho thấy những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc vẫn có sức khỏe kém hơn so với dân số chung và cần được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe quan tâm nhiều hơn.

Các phát hiện mang lại thách thức đối phó với hậu quả của COVID-19 gây ra khi hàng triệu người có cả trẻ em và thanh thiếu niên  phải vật lộn với các triệu chứng kéo dài làm ảnh hưởng đến mọi thứ, từ sức khỏe tâm thần đến khả năng làm việc cũng như những đóng góp của họ cho các nền kinh tế.

Nghiên cứu do các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật ở Bắc Kinh thực hiện khi Trung Quốc vẫn kiên trì với chiến lược "Zero COVID" nghiêm ngặt của mình trong khi phần lớn thế giới đã dỡ bỏ các hạn chế và cố gắng sống chung với virus. 

Bệnh nhân cuối cùng hồi phục sau Covid-19 tại bệnh viện phổi Vũ Hán, vào ngày 17 tháng 6 năm 2020. Nguồn: AFP / Getty Images
Bệnh nhân cuối cùng hồi phục sau COVID-19 tại bệnh viện phổi Vũ Hán, vào ngày 17/6/2020 - Ảnh: AFP 

Mặc dù đến nay vẫn chưa có kết quả rõ ràng nguyên nhân gây ra đại dịch đã hàng triệu người chết, ảnh hưởng đến tỷ lệ người sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Vì thế, nghiên cứu này có lẽ được xem là nghiên cứu theo dõi COVID-19 lâu nhất cho đến nay, qua đó có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về virus, để các bác sĩ hiểu thêm những bệnh nhân liên quan có chủng virus ban đầu chứ không phải là các biến thể hiện đang lưu hành.

Các nhà khoa học đã theo dõi 1.192 người nhập viện với COVID-19 tại bệnh viện Jin Yin-tan ở Vũ Hán vào đầu năm 2020. Lộ trình kiểm tra là 6 tháng, 12 tháng và 2 năm sau khi họ có các triệu chứng ban đầu. Độ tuổi trung bình của những người tham gia là 57 và hơn một nửa là nam giới. 

Trong nghiên cứu, nhóm người này được yêu cầu đi bộ sáu phút đồng thời trải qua các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm và trả lời bảng câu hỏi về các triệu chứng, sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống. Một số người cũng được kiểm tra chức năng phổi và được chụp ảnh ngực mỗi lần khám. 

Kết quả cho thấy thời gian đã giúp ích sự hồi phục ở một mức độ nào đó, nhưng rất thấp. Sau 6 tháng, 68% người tham gia nghiên cứu báo cáo ít nhất một triệu chứng của COVID-19 kéo dài. Sau hai năm, các báo cáo đã giảm xuống còn 55%. Các nhà khoa học viết rằng họ dự định tiếp tục theo dõi các bệnh nhân mỗi năm một lần. 

“Ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, khả năng tập thể dục và việc cần sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nêu bật tầm quan trọng của việc COVID-19 kéo dài. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học thúc đẩy việc khám phá phương pháp điều trị cũng như giảm bớt tình trạng bệnh kéo dài”, báo cáo viết.

Trọng Trí (theo Bloomberg)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI