Nhảy đầm

18/03/2013 - 16:31

PNO - PN - Vợ rón rén đưa phiếu học viên lớp khiêu vũ cho tôi xem, giọng ái ngại: “Em đã đăng ký đi học khiêu vũ, nói để anh biết…”.

Vợ chưa dứt câu, tôi đã nổi xung thiên: “Loạn hết cả rồi, em rảnh quá, rửng mỡ hay sao mà đu đeo theo cái trò tào lao ấy? Em có biết là “những người có vấn đề về gia đình” mới đi nhảy đầm không? Em có còn xem anh ra gì không?”. Vợ nhượng bộ: “Anh không thích thì thôi vậy”.

Nhay dam

Vợ nói vậy cho qua chuyện, nhưng sau đó vẫn âm thầm đi học khiêu vũ. Tôi biết chuyện, giận, gây “chiến tranh lạnh” đúng một tuần. Vậy mà vợ vẫn đi học đều đều. “Trời không chịu đất, đất phải chịu trời”, cuối cùng, tôi chọn phương án đi học cùng vợ “cho nó lành”. Khi nhận lời, tôi đã nghĩ mình sắp phải sa chân vào một cực hình khi tham gia bộ môn mình vốn rất ghét. Làm sao có thể quen được hình ảnh mấy tay kép, đàn ông gì mà mặc quần đen bó sát, đi giày cao gót, tóc chải bóng lộn, dập dìu với hết cô này đến bà nọ? Tôi có thể thành một người như thế sao?

Ngày đầu tiên đi học, tôi sượng sùng theo vợ vào lớp. Vợ học trước tôi một tháng, nên khá bạo dạn, chỉ dẫn tôi từng li từng tí. Thầy và cô hướng dẫn cũng rất niềm nở và tận tình. Bữa đầu học điệu Rumba, bước khá đơn giản, lại được tập trên nền nhạc hay và thân thuộc nên tôi nhanh chóng cảm thấy thoải mái.

Vốn có chút khiếu biểu diễn, chân tay cũng nhanh nhẹn nên tôi tiếp thu bài khá trôi chảy. Sau những “bước nhảy đầu đời”, tôi cảm thấy hưng phấn hẳn lên. Học đến bữa thứ ba, tôi đã có cái nhìn hoàn toàn khác về khiêu vũ: những vũ sư hay “kép nhảy” phải ăn bận như vậy để gọn gàng, dễ dàng thực hiện bước nhảy, lại tạo được sự uyển chuyển của từng động tác chứ chẳng phải lập dị như tôi từng nghĩ.

Trước đây, tôi cũng từng đồ rằng, môi trường khiêu vũ quá phức tạp, chắc là ở đó người ta cặp bồ lung tung, chắc là ở đó chỉ những người “có vấn đề về gia đình” mới tham gia. Nhưng thực tế không phải như vậy. Có rất nhiều đôi vợ chồng cùng học, cùng khiêu vũ với nhau rất đáng yêu, có nhiều đôi tập khiêu vũ cùng nhau cả 20 năm.

Học được hơn ba tháng, vợ chồng tôi bắt đầu ra sàn khiêu vũ. Có một số sàn được thiết kế theo mô hình “hát cho nhau nghe”, người ta đến để khiêu vũ và còn được lên sân khấu hát vài bài. Có một số sàn chơi nhạc “tua”, tức mở nhạc của ca sĩ hát theo “tua”, lần lượt từ điệu này đến điệu kia. Cuối tuần, vợ xúng xính váy áo, chồng ăn bận lịch sự, chở nhau ra sàn chơi, quả là một cách hẹn hò thú vị.

Mới đây, gặp lại người bạn thân, anh ấy hỏi: “Vợ chú còn đi nhảy đầm không? Khổ nhỉ, đang yên đang lành mà đổ đốn…”, tôi phản ứng: “Gì mà đổ đốn?”. Anh bạn tròn mắt: “Ô hay, nay lại bênh vợ chằm chặp thế nhỉ?”. “Thú thật tham gia khiêu vũ cùng vợ, tôi thấy hay lắm. Tôi thấy đi học khiêu vũ cùng vợ, vừa vui, khỏe, mà còn được hâm nóng tình cảm nữa”.

Văn Hùng

Từ khóa Nhảy đầm
 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEchuyennhavi /strCate=chuyennha

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEchamevaconvi /strCate=chamevacon

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEtinhvalyvi /strCate=tinhvaly

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEphongcachsongvi /strCate=phongcachsong
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEhonnhangiadinhvi /strCate=honnhangiadinh