Nhật Bản dự kiến tăng ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục giữa bối cảnh đối trọng Trung Quốc

30/08/2019 - 18:23

PNO - Nhật Bản dự kiến lập kỷ lục chi tiêu quốc phòng mới vào năm 2019 khi tăng cường liên minh quân sự với Mỹ, mua máy bay chiến đấu tàng hình cũng như nhiều thiết bị khác trong bối cảnh phức tạp với Trung Quốc và Triều Tiên.

Hôm 30/8, Bộ Quốc phòng Nhật bản công bố dự toán ngân sách 5,32 nghìn tỷ yên (50,3 tỷ USD) cho năm tài khóa 2020, tăng 1,2% so với năm hiện tại.

Con số thậm chí còn to hơn nếu Nhật Bản đồng ý trả thêm chi phí đóng quân của Mỹ ở nước này hoặc cho hoạt động giám sát căng thẳng mà Mỹ lãnh đạo ở eo biển Hormuz gần Iran trước khi bảng kê ngân sách cuối cùng được hoàn tất và trình quốc hội phê chuẩn vào cuối năm nay.

Chi tiêu quân sự của Nhật Bản tăng bảy năm liên tiếp với tổng số 13%, bắt đầu một năm sau khi Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức vào tháng 12/2012. Xứ sở mặt trời mọc đứng thứ 8 hoặc 9 trên thế giới về tổng chi tiêu quốc phòng, tùy thuộc vào lựa chọn nêu trên.

Nhat Ban du kien tang ngan sach quoc phong len muc ky luc giua boi canh doi trong Trung Quoc
Sàn đáp trên tàu sân bay trực thăng của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản JS Izumo (DDH-183) trên đường hướng về phía bắc từ Brunei về phía biển Sulu. (Ảnh: AP)

Ông Abe thúc đẩy Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mở rộng vai trò và khả năng quốc tế của mình bằng cách tăng cường hợp tác và tương thích vũ khí với Mỹ, khi Nhật Bản ngày càng làm việc cùng với quân đội Mỹ nhiều hơn. Năm 2015, Chính phủ giải thích lại hiến pháp thời bình của Nhật Bản, cho phép sử dụng vũ lực để bảo vệ chính mình và các đồng minh.

Trong số các giao dịch mua lớn nhất theo kế hoạch có 6 máy bay chiến đấu tàng hình F-35B với khả năng cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng trị giá 14 tỷ yên (132 triệu USD) mỗi chiếc, dự kiến triển khai vào năm 2024.

Chúng là lô hàng đầu tiên trong số 42 chiếc F-35B mà Nhật Bản sẽ mua trong những năm tới cùng với 105 chiếc F-35A, nâng tổng số phi đội F-35 lên 147, số lượng lớn nhất mà một quốc gia sở hữu bên ngoài Mỹ, mà theo các nhà phê bình là nhiều hơn mức cần thiết để một quốc gia tự vệ.

Nhằm phù hợp với F-35B, Bộ Quốc phòng cũng cơ cấu lại chiếc Izumo, một trong hai khu trục hạm hiện đang đóng vai trò là tàu sân bay trực thăng, bắt đầu vào cuối năm nay với sàn bay chịu nhiệt và đèn dẫn đường, chi phí 3,1 tỷ Yên (290 triệu USD).

Bộ trưởng Quốc phòng Takeshi Iwaya cho biết hồi đầu tháng 8/2019 rằng F-35B thuộc Thủy quân lục chiến Mỹ cũng sẽ hoạt động trên tàu Izumo, chủ yếu trong các cuộc tập trận chung để bảo vệ Nhật Bản và không phải cho các nhiệm vụ độc lập của Mỹ.

Đây là lời giải thích cho mối lo ngại rằng mức độ hội nhập cao hơn giữa hai cường quốc  quân đội có thể làm tăng nguy cơ Nhật Bản bị lôi kéo vào cuộc xung đột do Mỹ dẫn đầu.

Sự sắp xếp nhấn mạnh vai trò mở rộng của Nhật Bản trong liên minh với Mỹ khi Tổng thống Trump gây áp lực buộc nước này phải làm nhiều hơn nữa. Đây cũng là một sự thay đổi lớn đối với hải quân Nhật Bản, nơi hạn chế tàu sân bay vì lo ngại rằng chúng sẽ nhắc nhở các nước láng giềng châu Á về sự xâm lược hồi Thế chiến II.

Sự hiện diện và khả năng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc khi nước này tăng cường các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông đã khiến nhiều quốc gia khác trong khu vực lo ngại.

Nhật Bản, theo hướng dẫn quốc phòng mới cho thập kỷ tới, sẽ thành lập một đơn vị quân đội chuyên về vũ trụ và tăng cường các biện pháp chống lại các cuộc tấn công mạng và điện từ. Nhật Bản và Mỹ đồng ý hợp tác phòng thủ trong không gian, khi Trung Quốc và Nga tìm cách mở rộng khả năng quân sự của họ vào không gian.

Bộ Quốc phòng Nhật đang tìm kiếm 52,4 tỷ Yên (tương đương 490 triệu USD) để ra mắt một đơn vị gồm 20 thành viên như một phần của Lực lượng Phòng vệ Không quân nhằm theo dõi tác động của các mảnh vỡ không gian và nhiễu điện từ tiềm tàng đối với các vệ tinh Nhật Bản, cũng như phát triển hệ thống theo dõi sử dụng radar siêu nhạy và kính viễn vọng quang học.

Nhat Ban du kien tang ngan sach quoc phong len muc ky luc giua boi canh doi trong Trung Quoc
Mỹ luôn duy trì hiện diện quân sự tại Nhật Bản như một phần trong thỏa thuận đồng minh.

Chương trình phòng thủ trung hạn 5 năm của Nhật Bản yêu cầu chi tiêu quốc phòng 27 nghìn tỷ yên (255 tỷ USD) cho đến năm 2024. Nhưng chi phí quốc phòng ngày càng tăng cũng là gánh nặng cho quốc gia già hóa nhanh chóng với dân số giảm và tỷ lệ sinh thấp kỷ lục.

Tấn Vĩ (Theo AP, Japan Today)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI